Soạn bài Thạch Sanh - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 19 sách Cánh Diều tập 1

Tài liệu Soạn văn 6: Thạch Sanh, thuộc bộ sách Cánh Diều, tập 1 sẽ cung cấp kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh.

Soạn bài Thạch Sanh
Soạn bài Thạch Sanh

Tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

1. Soạn bài Thạch Sanh siêu ngắn

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Hướng dẫn giải:

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ.

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Hướng dẫn giải:

- Các sự kiện chính trong tác phẩm:

- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Hướng dẫn giải:

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

Hướng dẫn giải:

- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.

- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.

- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.

=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh.

- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Góp phần khắc họa phẩm chất anh hùng của Thạch Sanh.

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Hướng dẫn giải:

Thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang? Đàn kêu: Ai chém xà vương Đem nàng công chúa triều đường về đây? Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân? Đàn kêu: Sao ở bất nhân Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Hướng dẫn giải:

Tiếng đàn đã nhân danh công lý, chính nghĩa để đòi lại công bằng cho Thạch Sanh.

2. Soạn bài Thạch Sanh ngắn gọn

2.1 Chuẩn bị

- Truyện kể về việc: Cuộc đời của Thạch Sanh.

- Sự kiện chính trong truyện:

- Truyện kể về nhân vật Thạch Sanh; nhân vật nổi bật là Thạch Sanh, Lí Thông. Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi.

- Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

- Những chi tiết hoang đường kì ảo:

=> Các yếu tố hoang đường, kì ảo làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn cũng như góp phần gửi gắm ý nghĩa của tác phẩm.

2.2 Đọc hiểu

Câu 1. Nguồn gốc, xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Hướng dẫn giải:

Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh đặc biệt: Thạch Sanh vốn là thái tử của Ngọc Hoàng, được sai xuống đầu thai làm người.

Câu 2. Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?

Hướng dẫn giải:

- Tính cách của Thạch Sanh được tập trung thể hiện: thật thà, tốt bụng.

- Một từ được lặp lại hai lần: thật thà (Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay/Thạch Sanh lại thật thà tin ngay)

Câu 3. Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?

Hướng dẫn giải:

Câu 4. Em thử dự đoán khi xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

Lí Thông giết Thạch Sanh, nhận công về mình.

Câu 5. Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

Hướng dẫn giải:

Thạch Sanh không biết đó là cây đàn thần.

Câu 6. Thạch Sanh đã cư xử thế với mẹ con Lí Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lí Thông ra sao?

Hướng dẫn giải:

Câu 7. Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?

Hướng dẫn giải:

- Thạch Sanh đem đàn ra đánh khiến binh sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau.

- Sau đó, Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường. Biết vậy, chàng thách đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.

2.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Hướng dẫn giải:

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Hướng dẫn giải:

- Các sự kiện chính trong tác phẩm:

- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh giết chết chằn tinh. Sự kiện này cho thấy sức mạnh phi thường cũng như lòng dũng cảm của Thạch Sanh.

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Hướng dẫn giải:

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

Hướng dẫn giải:

- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.

- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.

- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.

=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh. Những nhân vật ra đời và lớn lên phi thường nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Họ chính là những người anh hùng đại diện cho nhân dân.

- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Góp phần khắc họa phẩm chất của Thạch Sanh: dũng cảm, gan dạ và thông minh.

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Hướng dẫn giải:

Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang? Đàn kêu: Ai chém xà vương Đem nàng công chúa triều đường về đây? Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân? Đàn kêu: Sao ở bất nhân Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Hướng dẫn giải:

Tiếng đàn đã nhân danh công lý, chính nghĩa để đòi lại công bằng cho Thạch Sanh. Tiếng đàn kể lại những chiến công của Thạch Sanh - bênh vực người có công, tố cáo kẻ cướp công, nói lên sự thật một cách mạnh mẽ, dứt khoát.

3. Soạn bài Thạch Sanh chi tiết

3.1 Giới thiệu về tác phẩm

a. Đặc điểm thể loại

* Truyện cổ tích

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

* Đặc trưng

- Thường có các yếu tố hoang đường.

- Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

* Phân loại

- Truyện cổ tích thần kì: truyện mang nhiều yếu tố thần kì phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua đó thể hiện ước mơ về công lí xã hội và sự đổi đời.

Ví dụ: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sự tích trầu cau…

- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật, loại truyện này nhằm giải thích các đặc điểm và thói quen của các con vật hoặc mối quan hệ giữa các con vật qua đó đúc kết kinh nghiệm về thế giới loài vật.

Ví dụ: Quạ và Công, Trê và Cóc, Cóc kiện Trời…

- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, tài phân xử hoặc sự dối trá, gian xảo… loại truyện này gần với đời sống thực do đó không có yếu tố thần kì.

Ví dụ: Cậu bé thông minh, Sọ Dừa, Hoàng tử cứu mẹ…

b. Tóm tắt

Mẫu 1

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa, cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới đến gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em. Sau đó, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông lừa gạt, cướp công. Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh liền dùng cung tên bắn đại bàng. Thạch Sanh tình cờ gặp Lí Thông, biết được hắn đi cứu công chúa liền xin đi cùng. Nhưng sau đó, Thạch Sanh lại bị bỏ lại dưới hang. Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà. Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bị bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị, còn Thạch Sanh được vua gả công chúa cho. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Mẫu 2

Ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng rượu tên là Lí Thông, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại bị Lý Thông hãm hại. Cuối cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn Lí Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước chư hầu rồi được vua truyền ngôi cho.

c. Bố cục

Gồm 5 phần:

d. Nội dung

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và khát vọng chống quân xâm lược. Truyện đã thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và tư tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

e. Nghệ thuật

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo độc đáo; kết thúc có hậu;…

3.2 Đọc - hiểu văn bản

a. Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh

- Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.

- Sự ra đời kì lạ:

- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.

=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.

b. Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công

* Sự gặp gỡ và quen biết Lí Thông: Một hôm, Lí Thông đi qua thấy Thạch Sanh gánh về một bó củi lớn, nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông liền lân la lại gần làm quen rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ.

=> Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.

* Thạch Sanh giết chết đại bàng:

- Hoàn cảnh: Trong vùng có một con chằn tinh tác yêu tác quái. Nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lí Thông, hắn liền nghĩ kế khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình (lừa đi trông miếu thay). Thạch Sanh tốt bụng giúp đỡ Lí Thông mà không hay biết mình bị lừa gạt.

=> Qua đó, có thể thấy, Thạch Sanh là một người thật thà và tốt bụng.

- Diễn biến: Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng nhiều loại võ thuật đánh con quái vật. Không lâu sau thì lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm đôi.

- Kết quả: Thạch Sanh chặt đầu con quái vật đem về. Khi trở về, mẹ con Lí Thông rất sợ hãi nhưng sau đó đã nghĩ ra kế lừa Thạch Sanh phải trốn đi: Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Lí Thông nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua và được thường.

=> Lí Thông là một con người vong ơn bội nghĩa, hãm hại cả người đã cứu mạng mình.

c. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, Lí Thông bị trừng phạt

* Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa

- Hoàn cảnh: Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa.

- Diễn biến: Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật.

- Kết quả: Chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.

* Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề:

- Thạch Sanh đi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt.

- Thạch Sanh dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai chính là con vua Thủy Tề.

- Chàng được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về quê nhà.

=> Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm và tốt bụng.

d. Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt

- Sau khi trở về Thạch Sanh bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục tối.

- Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.

- Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe.

- Bấy giờ mọi người liền hiểu ra, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.

=> Kết cục xứng đáng cho kẻ độc ác xấu xa, vong ân phụ nghĩa.

e. Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu

- Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

- Thấy lễ cưới tưng bừng, các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.

- Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường.

- Biết vậy, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng.

- Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.

- Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

=> Sự nể phục của quân sĩ mười thám nước Thạch Sanh đã thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của lòng yêu chuộng hòa bình.

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/soan-van-lop-6-thach-sanh-a64754.html