Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước ngày càng lớn mạnh. Vậy sản xuất nông nghiệp có điểm gì khác biệt so với các ngành sản xuất khác? Tìm hiểu ngay bên dưới đây.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt, ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tại mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai, thời tiết - khí hậu khác nhau. Bởi vậy mỗi khu vực luôn diễn ra các hoạt động nông nghiệp không giống nhau làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật sau đây:
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Song, ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan nhưng sức sản xuất của ruộng đất là vô hạn. Chúng ta có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng nông phẩm.
Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm,hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
Sử dụng ruộng đất là chủ yếu trong nông nghiệp
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng.
Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu, tức là không có thời gian nghỉ mà trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau.
Cùng với đó, tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư - kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn.
Với những đặc điểm trên đây có thể thấy mỗi địa điểm, khu vực, địa lý, khí hậu khác nhau đều có các phương thức canh tác, phát triển nông nghiệp các nhau. Người làm nông cần theo dõi, tìm hiểu thật kỹ về thời gian, giống cây nên trồng và phương thức chăm sóc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/dac-diem-nao-sau-day-la-quan-trong-nhat-doi-voi-san-xuat-nong-nghiep-a65559.html