Cây sơn tùng thường xuất hiện nhiều trong dịp lễ Noel vì nó nhìn khá giống cây thông. Loài cây này có ưu điểm từ dùng để trang trí đến làm quà tặng, vì vậy, nó được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn biết được ý nghĩa của cây sơn tùng trong phong thủy chưa? Cùng Blog Cây Cảnh KLPT tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này nhé!
Sơn tùng thuộc họ cây lá Kim có nguồn gốc từ các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Thân cây gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 30 - 1m. Cành lá um tùm, mọc theo dạng tháp dưới phình to, trên nhỏ dần và có hình chóp nhọn.
Thân có 1 nhánh chính, và nhiều nhánh nhỏ mọc ra xung quanh. Thân, cành có màu xanh, khá dẻo, khó gãy nên những cây sơn tùng bonsai cũng được nhiều người chơi cây yêu thích.
Lá kim mọc thành lớp quanh cành nhánh, kích thước lá nhỏ, hơi nhọn đầu và có màu xanh quanh năm. Phần trên chóp nhọn của lá sẽ chuyển dần sang màu bạc. Trong cây có tiết ra một chất nhựa có mùi thơm đặc trưng, khi ngửi sẽ cảm thấy dễ chịu.
Cây ưa nắng và có sức sống cao nên đây là loại cây dễ trồng và không cần chăm sóc quá nhiều.
Những công dụng của sơn tùng trong đời sống hàng ngày như:
Với sức sống cao, cây mang đến sự trường thọ, may mắn cho gia chủ khi trưng cây. Vì ý nghĩa này, bạn nên tặng cây sơn tùng cho người lớn tuổi để mang đến những lời chúc tốt đẹp nhất, làm gia tăng tình cảm.
Ngoài ra, cây còn đại diện cho người quân tử chính trực.
Cũng như với cái họ của cây sơn tùng đó là kim, thì kim có nghĩa là Kim Loại nó sẽ phù hợp với những người mệnh Kim hoặc mệnh Thủy. Thế nhưng nếu bạn mệnh khác thì có thể phối với các chậu cây màu khác để màu sắc tương sinh.
Khi chăm sóc loại cây này bạn cần lưu ý những điều sau để cây có thể phát triển mạnh mẽ:
Ánh sáng: Cây có thể phát triển trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng yếu đều được. Tuy nhiên, ở nơi ít ánh sáng. Cây sẽ có màu xanh nhạt hơn so với ở nơi có ánh sáng mạnh. Nếu để cây ở nơi bóng râm thì bạn nên cho cây tắm nắng nhẹ 3 lần/tuần để cây có thể phát triển tốt.
Nhiệt độ: Sơn tùng ưa nắng và chịu lạnh được. Nhiệt độ sinh trưởng của cây từ 18 - 23 độ C. Cây có thể chịu rét từ 10 độ C nhưng không ở ngoài nắng nóng oi bức kéo dài.
Nước: Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Vì thế, bạn cần canh lượng nước phù hợp để cây phát triển tốt. Vào mùa khô nóng, bạn nên tưới nước cho cây sơn tùng hàng ngày. Còn nếu cây ở bóng râm thì tưới 2 - 3 ngày/ lần.
Đất: Sơn tùng phù hợp với nhiều loại đất. Nhưng bạn nên chọn đất nhiều dinh dưỡng, tơi xốp và có độ thoát nước tốt.
Phân bón: Sơn tùng là loại cây cực kỳ ưa màu mỡ. Vì vậy, trước khi trồng cây, bạn nên bón lót một ít phân hữu cơ, phân bò hoặc phân gà. Khi cây vào mùa tăng trưởng bạn nên bón phân trùn quế để giữ ẩm cho cây
Sâu bệnh: Sơn tùng hay bị bệnh khô lá hoặc thối gốc rễ cho nấm gây ra. Bạn cần kiểm tra cây thường xuyên để có thể giải quyết nhanh nhất.
Cây sơn tùng thường được nhân giống bằng 2 cách giâm cành hoặc chiết cành. Tuy nhiên, chiết cành sẽ có thời gian lâu nhưng hiệu quả thành công đến 80%. Còn giâm cành thời gian nhanh, ra nhiều cây hơn nhưng tỷ lệ thành công thấp.
Xem thêm video về cách chiết cây sơn tùng
Trên đây là ý nghĩa của cây trong phong thủy mà Blog KLPT đã bật mí cho bạn. Mong bạn đã có được cho mình thông tin cần thiết về cây sơn tùng nhé!
Xem thêm: Cây Sơn Liễu - Nguồn gốc và cách chăm sóc đúng cách
Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: cây sơn tùng bị vàng lá, cây sơn tùng tiếng anh là gì, cây sơn tùng bonsai, lá sơn tùng, bị khô lá,…
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cay-son-tung-hop-menh-gi-a65731.html