Làm thế nào để chữa hôi miệng? Thuốc trị hôi miệng nào tốt?

Tình trạng hôi miệng là nỗi buồn khó nói của nhiều người, bởi vì hiểu rõ những phiền phức mà chứng hôi miệng gây ra nhưng họ không thể chữa khỏi. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng bỏ qua bài viết này! Biết đâu bạn có thể tìm ra thuốc trị hôi miệng hay cách chữa hôi miệng hiệu quả!

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là hơi thở thoát ra từ khoang miệng có mùi hôi. Ở mỗi người, mùi hôi miệng sẽ khác nhau tùy từng nguyên nhân, thức ăn và thói quen vệ sinh răng miệng. Hiện nay, có khá nhiều người gặp phiền toái với vấn đề hôi miệng, bất kể nam hay nữ, người lớn hay trẻ em.

Có những người bị hôi miệng nhưng hoàn toàn không biết cho đến khi bị người khác phàn nàn. Có những người lại cảm nhận rõ mùi hôi của mình và luôn cảm thấy ám ảnh, tự ti. Hôi miệng cũng là dấu hiệu phản ánh một số vấn đề về sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Trước khi tìm mua thuốc trị hôi miệng, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Theo các bác sĩ nha khoa, tình trạng hôi miệng có thể đến từ các nguyên nhân như:

Do vi khuẩn và thực phẩm

thuoc-tri-hoi-mieng-1.jpg
Để chọn thuốc trị hôi miệng phù hợp bạn cần biết nguyên nhân gây hôi miệng

Do bệnh và thuốc chữa bệnh

Cách trị hôi miệng hiệu quả có thể bạn chưa biết

Không chỉ có dùng thuốc trị hôi miệng, có nhiều cách trị hôi miệng tùy vào từng nguyên nhân gây hôi miệng cụ thể. Dưới đây là một số cách bạn có thể thử áp dụng ngay hôm nay để lấy lại sự tự tin trong hơi thở.

Làm sạch răng miệng thường xuyên, kỹ càng và đúng cách

Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần. Những người hơi thở có mùi hôi nặng có thể đánh răng ngày 3 lần. Thời điểm đánh răng tốt nhất để hạn chế mùi hôi mà không gây hại cho răng là sau khi ăn khoảng 30 phút.

Mỗi lần đánh răng, bạn nên đánh kỹ càng, sạch sẽ và thời gian đánh răng nên từ 2 - 3 phút. Trước khi đánh răng bạn có thể làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Sau khoảng 3 tháng, bạn hãy thay bàn chải một lần để tăng hiệu quả làm sạch.

Cạo lưỡi khi đánh răng để giảm mùi hôi

Uống nước và súc miệng ngay sau khi ăn

Đây là cách đơn giản nhất giúp bạn làm sạch khoang miệng, loại bỏ phần nào yếu tố gây mùi. Bạn có thể sử dụng nước muối để loại bỏ bớt vi khuẩn gây mùi và bảo vệ răng, nướu. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà, nước quế, nước chanh, nước gừng. Đặc biệt, quế có tinh dầu aldehyd cinnamic có thể ức chế vi khuẩn trong khoang miệng và tạo mùi thơm dễ chịu. Gừng có hợp chất 6-gingerol cũng tác động đến các enzyme trong nước bọt để hạn chế mùi hôi miệng.

Hạn chế thực phẩm nặng mùi, hút thuốc và uống rượu

Các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, đồ ăn nhiều đường, đồ ăn nhiều đạm và chất béo làm tăng mùi khó chịu trong miệng. Người bị hôi miệng tốt nhất nên hạn chế dùng những thực phẩm này. Đặc biệt, họ cũng nên hạn chế hút thuốc, uống rượu bia vì chúng cũng góp phần gây ra chứng hôi miệng.

Dùng thuốc trị hôi miệng

Dùng thuốc trị hôi miệng là cách các bác sĩ nha khoa thường tư vấn cho những người bị hôi miệng nghiêm trọng. Cách dùng thuốc sẽ có hiệu quả nhanh hơn, tuy nhiên cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

thuoc-tri-hoi-mieng-3.jpg
Nước súc miệng có chứa Chlorhexidine

Thuốc trị hôi miệng nào tốt?

Một số loại thuốc hôi miệng thường được sử dụng như:

Chlorhexidine

Chlorhexidine là loại thuốc khử khuẩn và sát khuẩn. Thuốc này có thể phá vỡ màng tế bào gây mùi, hạn chế mùi hôi hiệu quả. Một số loại nước súc miệng có chứa Chlorhexidine không những giúp giảm mùi hôi mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nướu, sưng nướu, chảy máu chân răng, sâu răng.

Hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide là một loại thuốc sát trùng thường được dùng để súc miệng, bôi miệng trong trường hợp viêm lợi cấp và khử mùi hôi khó chịu trong miệng. Thuốc này cũng có tác dụng làm sạch hốc tủy răng và ống chân răng.

Nước súc miệng Kin Gingival

Nước súc miệng Kin Gingival với công thức chứa hàm lượng hoạt chất sát khuẩn cao. Sản phẩm có thể ngăn ngừa mảng bám, loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Nước súc miệng cũng có thể hỗ trợ điều trị viêm nhiễm răng và nướu nên cũng có thể cải thiện hôi miệng tận căn nguyên.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã biết thuốc trị hôi miệng nào thường được sử dụng. Ngoài dùng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt; chữa khỏi các bệnh lý về răng miệng, mũi họng hay dạ dày,...để chứng hôi miệng được giải quyết triệt để nhé!

Xem thêm:

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/dac-tri-hoi-mieng-a66189.html