Giống chuối ngự là loại chuối quý . Trước kia được trồng để tiến vua chúa nên còn có tên là "chuối tiến" hay "ngự tiến". + Đặc điểm cây chuối Ngự : cây yếu , bẹ mềm , thân cây có màu vàng tươi tắn , lá mọc đứng ( góc độ cuống lá với thân giả nhỏ ) , lá dài, màu lá xanh vàng. Gốc lá nhọn và không cân đối giữa hai mép , cuống lá gần khép kín. Chuối ngự đẻ khỏe , nhiều con. Buồng ngắn , nải xếp sít nhau , quả ngắn , đầu quả múp , vỏ mỏng , thịt quả dai , ăn ngọt và rất thơm.
+ Chuối ngự cũng có hai dạng: ngự thường và ngự mít. + Ngự mít có quả vàng tươi , cây thấp hơn , thịt quả mịn , ăn ngọt và rất thơm. Còn ngự thường , cây cao hơn , quả to , dài hơn ngự mít , ăn ít thơm. Chuối ngự ngon từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa đông kém ngon hơn thành ra trồng cây sao cho trổ vào mùa xuân , đầu hè thì phẩm chất tốt.
Cây chuối ngự ưa sinh trưởng ở vùng phù sa, giàu dinh dưỡng, đủ độ ẩm, dễ thoát nước. Chuối ngự trổ buồng quanh năm. Thân cây chuối cao chừng 2,5m, giòn, dễ gãy, nên cần cột chống lúc ra buồng. Sung sức thì mỗi buồng có thể đạt 20 nải. Chuối ngự Đại Hoàng từng có nguy cơ biến mất do nhu cầu không cao,người biết đến chưa nhiều. Trước nguy cơ đó từ năm 2001 đến nay,dự án Bảo tồn gien chuối quý hiếm của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP - UNDP) đã tài trợ để bà con mở rộng diện tích trồng trọt. Trong nhiều năm liền Sở NN-PTNT Hà Nam phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các hộ triển khai thực hiện dự án bảo tồn gien chuối ngự Đại Hoàng . Mới đây Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ giống chuối đặc sản quí hiếm này của nước ta.
Giống chuối này có thân rất là cao, dài, óng ả. Nhưng thân yếu và dễ gãy, vì vậy mỗi một cây chuối cần 2 cột chống ngay từ khi chuối đang ở cái tuổi thanh niên. Thông thường mỗi cây chỉ cho 1 buồng, và mỗi năm chỉ ra một lần, buồng chuối nằm tít trên ngọn cao trót vót, quả chĩa ra tứ phía đẹp tựa đài sen của Bồ Tát vậy. Buồng chuối ngự Đại Hoàng chuẩn phải là một quần thể thống nhất, từng nải chuối thật chen chúc, độ giãn cách gần như không có. Thời gian thu hoạch giống chuối ngự kể từ khi ra hoa tới lúc thu hoạch tiêu chuẩn là 45 ngày, sau đó người dân đưa chuối vào lò ủ để dấm, nguyên liệu dấm là Hương hoặc Trấu nên đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thời gian trong lò ủ từ 3-4 ngày chính là lúc chuối ngự chuyển hóa và tích lũy độ đường, quyết định độ ngọt của quả. Những cao nhân lâu năm cho biết: kĩ thuật dấm này tuy mất thời gian hơn nhiều so với giấm thuốc nhưng thành phẩm cho ra chất lượng hoàn hảo.. Tác dụng của giống chuối ngự Đại Hoàng -Cũng giống như nhiều loại chuối khác,chuối ngự Đại Hoàng cũng có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Một số nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật bản cho biết khá nhiều thông tin lý thú như chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối ngự Đại Hoàng có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Có thể nói chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ, mà người lớn nếu ăn một, hai trái mỗi ngày sẽ được cung cấp thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. -Chuối rất giàu kali vô cùng tốt trong việc điều hòa huyết áp,đồng thời hạn chế chuột rút cơ bắp ( được nhiều vận động viên ưa thích ) -Chuối còn giúp giảm căng thẳng,tăng cảm giác yêu đời,giàu vitamin B6 nuôi dưỡng tế bào thần kinh khỏe mạnh -Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khuyến cáo sử dụng chuối ngự Đại Hoàng hay bất kì loại chuối nào khác quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới giấc ngủ,làm đau đầu,tăng nhịp tim.
1. Bệnh gây hại chủ yếu: + Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor... + Bệnh vàng lá Moko: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống. + Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): nấm gây bệnh là Fusarium oxysporum cubense. Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng Zn thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh. Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả... hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.
2. Sâu gây hại chủ yếu - Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây (do Odoiporus longicillis) phá hoại thân giả và sâu đục thân thật (do Cos-mopolite sordidus) còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 - 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin... - Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)... - Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
3. Tuyến trùng hại chuối: Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Trên chuối có 4 loại gây hại phổ biến là Radopholus similis; Pratylenchus Helicotulenchus và Meloidogyne. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
Hướng dẫn vận chuyển:
- Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải đi qua nhà quý khách.
- Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.
Hướng dẫn thanh toán:
- Quý khách đến thăm quan, mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
- Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản: Tạ Thị Thu Hiền
Số tài khoản: 3120205800696
Ngân Hàng Nông Nghiệp Agribank Chi Nhánh Gia Lâm
Cam kết chất lượng:
- Đảm bảo chất lượng cây giống cung cấp.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.
- Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cay-chuoi-ngu-a66368.html