Kiến trúc sư là gì? Tìm hiểu A-Z về kiến trúc sư

Khi nhắc đến kiến trúc sư nhiều người sẽ nghĩ đây là công việc hot, khá nhàn hạ và lương cao. Thế nhưng sự thực có phải như vậy không? Bạn có hiểu rõ nghề kiến trúc sư là gì chưa? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu A-Z về kiến trúc sư qua bài viết sau đây. MỤC LỤC: 1- Kiến trúc sư là gì? 2- Vai trò của kiến trúc sư 3- Công việc của kiến trúc sư 4- Kỹ năng của kiến trúc sư 4.1- Khả năng vẽ 4.2- Tư duy logic, óc thẩm mỹ 4.3- Kỹ năng thuyết trình 4.4- Biết lắng nghe 4.5- Chịu được áp lực 5- Mức lương của kiến trúc sư 6- Tìm việc làm kiến trúc sư Tuyển dụng kỹ sư>>>> Xem thêm: Việc làm kiến trúc sư tại HRchannels

1- Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người phụ trách việc lên ý tưởng, thiết kế các công trình, kiến trúc, nội thất, cảnh quan,… Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra.

Khi thiết kế kiến trúc sư phải dựa trên cơ sở các giải pháp về công năng, kỹ thuật và tính thẩm mỹ để tạo nên các công trình với kiến trúc tổng thể mới lạ, đẹp mắt và phù hợp với cảnh quan xung quanh.

Bên cạnh đó, kiến trúc sư còn đưa ra các dự báo về xu hướng cách tân và phát triển của các công trình xây dựng hay thiết kế quy hoạch vùng, khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Họ cũng cung cấp giải pháp kiến trúc cho những khách hàng có nhu cầu xây dựng thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Họ sẽ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ cho những dự án mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các dự án cũ theo yêu cầu của khách hàng. kiến trúc sư là gì

2- Vai trò của kiến trúc sư

Trong quá trình thực hiện một dự án kiến trúc, các kiến trúc sư thường giữ các vai trò quan trọng sau:

Thứ nhất, tư vấn.

Đây là bước đầu tiên để tạo nên một công trình xây dựng. Tại bước này kiến trúc sư có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến công trình như giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, vật liệu sử dụng, biện pháp thi công,… Các tư vấn này cần dựa trên nhu cầu của khách hàng. Kết quả quá trình tư vấn có thể là các tài liệu, báo cáo, bản vẽ sơ bộ về ý tưởng, định hướng phát triển dự án, hoặc tất cả những thứ trên.

Thứ hai, thiết kế.

Sau giai đoạn tư vấn, kiến trúc sư sẽ cụ thể hóa các ý tưởng, giải pháp được nhắc đến trước đó thành các thiết kế cụ thể. Các bản vẽ này bao gồm cả số liệu, kích thước, chủng loại vật liệu, màu sắc,… sao cho các ý tưởng ban đầu được triển khai phù hợp với thực tế, bao gồm kinh tế, khả năng cung ứng vật liệu và giải pháp thi công.

Thứ ba, quản lý.

Với tư cách là “tác giả” hay “chủ nhiệm” công trình, dự án, kiến trúc sư có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn trong quá trình tư vấn và thiết kế công trình đó. Để hoàn thành một công trình từ các bản vẽ thiết kế phải trải qua nhiều giai đoạn và tốn không ít thời gian cùng nhân lực. Vì vậy, kiến trúc sư phải nắm được tổng thể công trình và điều phối, kết nối các giai đoạn, hạng mục, bộ phận,… của công trình đó hiệu quả. vai trò của kiến trúc sư Đừng bỏ lỡ >>>> 16 câu hỏi phỏng vấn kiến trúc sư phổ biến hay nhất

3- Công việc của kiến trúc sư

Công việc chính của kiến trúc sư là tạo ra các bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng khi thiết kế. Dựa trên yêu cầu của khách hàng kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng và lập kế hoạch để tạo nên những mô hình, màu sắc ban đầu cho mỗi công trình.

Sau đây là những công việc mà kiến trúc sư thường làm:

+ Lên kế hoạch thiết kế tổng quan và chi tiết

+ Hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng và các lĩnh vực khác để đưa ra những giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt.

+ Quản lý công tác thiết kế.

+ Gặp khách hàng, trình bày thiết kế với họ, đề xuất các phương án và dự tính ngân sách thi công dự án.

+ Thiết kế các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật thi công cho các dự án, công trình xây dựng,…

+ Chịu trách nhiệm làm việc với các bên để đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ như: kỹ sư xây dựng, nhà thầu thi công, ....

+ Quản lý công tác thi công, đảm bảo công trình hoàn thành theo đúng thiết kế kiến trúc, quy hoạch ban đầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng đã xác định từ trước.

+ Xác định các loại nguyên vật liệu sử dụng cho dự án. công việc của kiến trúc sư

4- Kỹ năng của kiến trúc sư

Để trở thành một kiến trúc sư bạn cần có các kỹ năng sau:

4.1- Khả năng vẽ

Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.

4.2- Tư duy logic, óc thẩm mỹ

Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.

4.3- Kỹ năng thuyết trình

Việc tạo ra các bản vẽ thiết kế chưa đủ mang lại thành công cho kiến trúc sư. Bởi vì họ còn phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư chấp nhận thiết kế đó. Lúc này bạn sẽ cần đến kỹ năng thuyết trình để bảo vệ thiết kế và giành chiến thắng.

4.4- Biết lắng nghe

Đây là kỹ năng rất quan trọng với kiến trúc sư. Chỉ khi lắng nghe hiệu quả họ mới hiểu được nhu cầu của khách hàng và tạo nên những bản vẽ phù hợp với yêu cầu của họ.

Hơn nữa, kiến trúc sư gần như là người đứng mũi chịu sào, là đối tượng nhận gạch đá trước những khen chê của các tác phẩm kiến trúc. Vì vậy, biết lắng nghe đôi khi sẽ giúp bạn nhận được nhiều điều thú vị hơn bạn có thể nghĩ đến.

4.5- Chịu được áp lực

Công việc của kiến trúc sư khá áp lực. Nhiều lúc họ phải thức đêm để hoàn thành bản vẽ. Cũng có khi những thiết kế tưởng như rất hoàn hảo của họ lại nhận về những chỉ trích, chê bai. Vì vậy, để theo nghề này bạn cần có bản lĩnh lớn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và chịu được áp lực cao.

4.6- Kỹ năng toán học

Trong công việc kiến trúc sư thường phải tính toán, đo lường các hạng mục công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy bạn bắt buộc phải có kỹ năng toán học tốt nếu muốn theo nghề này. kỹ năng của kiến trúc sư >>>> Có thể bạn quan tâm: Kiến trúc sư cần những tố chất nào?

5- Mức lương của kiến trúc sư

Mức lương kiến trúc sư thuộc dạng khá cao tại Việt Nam. Lương trung bình vào khoảng 7 - 10 triệu/tháng. Các kiến trúc sư giỏi, năng lực tốt lương từ 15 - 25 triệu/tháng. Nếu biết tiếng Anh lương sẽ từ 2.000 - 2.500 USD/tháng.

Ngoài lương kiến trúc sư còn nhận được các khoản thưởng, trợ cấp cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác. Mức thu nhập cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bạn và quy mô, đặc điểm của công ty bạn làm việc. Nếu có tay nghề cao và mạng lưới quan hệ rộng kiến trúc sư còn có thể nhận thêm các dự án bên ngoài. Khi đó mức thu nhập sẽ còn cao hơn rất nhiều.

6- Tìm việc làm kiến trúc sư

Kinh tế, xã hội phát triển kéo theo nhu cầu về thẩm mỹ kiến trúc của con người cũng được nâng cao hơn trước. Vì thế họ tìm đến kiến trúc sư để thiết kế cho mình những không gian sống đẹp, độc đáo và ấn tượng. Điều này đã mở ra cơ hội việc làm lớn cho các kiến trúc sư.

Các cử nhân ngành kiến trúc khi ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như: kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư thiết kế nội thất, kiến trúc sư công trình, tư vấn kiến trúc,…

Nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng để tìm được công việc phù hợp bạn cần tìm việc làm đúng chỗ. Thường khi tìm việc làm bạn sẽ tìm đến các website tuyển dụng trực tuyến. Tuy nhiên không phải website nào cũng chất lượng. Nhiều website không kiểm duyệt tin tuyển dụng kỹ mà đăng bừa bãi khiến ứng viên mất thời gian ứng tuyển mà không nhận được hồi âm.

Để không phải lãng phí thời gian vào những tin tuyển dụng kém chất lượng bạn hãy tìm việc làm các trang web uy tín như HRchannels.com. Tại đây tin tuyển dụng được sàng lọc chặt chẽ, có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và còn được cập nhật nhanh chóng nên bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, HRchannels còn hỗ trợ bạn tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí. Với giao diện đơn giản, hiện đại bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi tìm việc tại kênh tuyển dụng HRchannels.

Trên đây là một số thông tin về nghề kiến trúc sư Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Nếu bạn có năng khiếu vẽ, tư duy logic và gu thẩm mỹ tốt thì đây chính là lựa chọn nghề nghiệp vô cùng phù hợp với bạn. Mong rằng những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về công việc đang rất hot này. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://world-link.edu.vn/kien-truc-su-a66451.html