Hoạt động ngoại khóa cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Các hoạt động ngoại khóa dành cho dưới đây là sân chơi bổ ích đang được nhiều đơn vị giáo dục thực hiện.
Hoạt động ngoại khóa là sân chơi bổ ích để học sinh rèn luyện thể chất cũng như phát triển các kỹ năng bổ trợ cho quá trình học tập và công việc sau này.
Tham gia hoạt động ngoại khóa cho học sinh giúp có cơ hội học hỏi những bộ môn mình yêu thích. Từ đó, các em cảm thấy hào hứng, thích thú, giúp giải tỏa căng thẳng sau giờ học chính khóa.
Các lớp học ngoại khóa cũng kết nối học sinh với bạn bè, thầy cô giáo mới. Học sinh được trao đổi, chia sẻ, nâng cao kỹ năng giao tiếp và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa là nội dung được nhiều đơn vị giáo dục quan tâm. Mục đích hoạt động ngoại khóa như sau:
Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa cho học sinh để có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Các trường học hiện nay tập trung phát triển đa dạng các hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh. Trong đó có những những hoạt động nổi bật sau.
Hoạt động thể thao được hiểu là những hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể chất cho học sinh. Hoạt động này có thể được tổ chức dưới dạng các hội nhóm, CLB hoặc các giải thi đấu.
Thể thao là một trong những hoạt động ngoại khóa phổ biến nhất tại các trường học. Học sinh có thể tham gia CLB cầu lông, bóng đá, bóng rổ, cờ vua,… do nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó, các giải đấu cấp trường hoặc giải đấu cộng đồng dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên cũng thu hút nhiều bạn trẻ.
Tham gia hoạt động ngoại khóa cho học sinh về các môn thể thao là cách để học sinh vận động cơ thể toàn diện. Qua đó, mỗi cá nhân nâng cao sức đề kháng, độ dẻo dai, đề phòng bệnh tật cũng như hướng tới một lối sống lành mạnh.
Học sinh Tiểu học Nam Trung Yên hào hứng kéo co trong Ngày hội Văn hóa - Thể thao.
Hoạt động nghệ thuật trong trường học là những hoạt động ngoại khóa cho học sinh giúp thể hiện năng khiếu, tài năng nghệ thuật như múa, hát, nhảy,… Học sinh có thể trải nghiệm hoạt động này tại các CLB, lớp ngoại khóa, các cuộc thi...
Không gian âm nhạc của các bạn học sinh trường Archimedes.
Tổ chức cộng đồng cho học sinh là hình thức quy tụ các em có chung mối quan tâm về một lĩnh vực nào đó: học tập, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới,… Học sinh cùng sinh hoạt trao đổi những hiểu biết của mình về lĩnh vực đó, tham gia các hoạt động chung như talkshow, sự kiện, cuộc thi…
Các bạn trẻ tham gia cộng đồng tình nguyện làm sạch biển.
Hoạt động cộng đồng thường được triển khai cho học sinh theo đội nhóm, CLB. Các bạn sinh hoạt theo chủ đề mình quan tâm định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Ngoài ra, đội nhóm, CLB cộng đồng sẽ tổ chức các hoạt động lan tỏa thông tin, tác động đến nhận thức của các bạn trẻ khác một cách tích cực về các vấn đề, lĩnh vực trong xã hội.
Tham gia các cộng đồng rất tốt cho việc rèn luyện về các kỹ năng giao tiếp, tôn trọng sự khác biệt, nâng cao khả năng phán đoán và xử lý vấn đề,... Đặc biệt, các bạn học sinh còn có môi trường để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo và tạo các kết nối cá nhân quan trọng.
Câu lạc bộ học sinh là nơi tập hợp các bạn cùng chung mối quan tâm, sở thích với một bộ môn học thuật hoặc nghệ thuật nào đó: toán, tin, múa, dance,… Học sinh có thể tham gia học tập, sinh hoạt CLB định kỳ. Các CLB còn có thể tổ chức các cuộc thi giao lưu với nhau.
Các trường học ngày nay có thể tổ chức hàng chục câu lạc bộ văn hóa để học sinh dễ dàng tìm thấy “ngôi nhà” thứ 2 của mình. Tham gia CLB, học sinh có thể chọn môn học hoặc môn nghệ thuật mình thích để học hỏi kiến thức, kỹ năng.
Qua đó, các bạn được phát huy năng khiếu bản thân. Gặp gỡ thầy cô giáo và bạn bè mới cũng giúp học sinh có nhiều mối quan hệ, có người chia sẻ đam mê, tạo nên sự hào hứng trong quá trình học tập. Nhiều CLB cũng là nơi phát hiện và ươm mầm những tài năng lứa tuổi học trò.
Chẳng hạn, CLB Hàn Quốc là nơi các bạn trẻ cùng nhau khám phá ngôn ngữ, ẩm thực, làn sóng KPop,… và các khía cạnh khác của các quốc gia này.
Các trường học cũng có thể tổ chức CLB Chống bạo lực học đường để học sinh quý trọng bản thân, tôn trọng cơ thể của người khác. Đồng thời, phát triển tư duy và lối sống lành mạnh, tìm cách hỗ trợ nhóm yếu thế và ngăn cản nhóm bắt nạt.
Các thành viên CLB Nhiếp ảnh - THPT Việt Đức tự tin phỏng vấn, ghi hình trong ngày hội khai trường
Nghệ thuật biểu diễn là hình thức ngoại khóa đưa những tiết mục năng khiếu của học sinh: hát, múa, nhảy hiện đại, vẽ tranh… lên sân khấu trình diễn một cách chuyên nghiệp. Nhiều trường còn tổ chức các cuộc thi nghệ thuật biểu diễn theo format các chương trình truyền hình thực tế ăn khách.
Khiêu vũ, đóng kịch, diễn xuất,… đều là những hoạt động ngoại khóa cho học sinh phổ biến tại trường học. Nhiều trường tổ chức các buổi biểu diễn chào mừng ngày kỷ niệm 8/3, 20/10, 20/11, ngày thành lập trường, ngày thành lập Đoàn Thanh niên,… để học sinh đóng góp tiết mục biểu diễn.
Đóng kịch là một hoạt động nghệ thuật biểu diễn phổ biến ở nhiều trường học.
Có bạn sẽ tham gia với vai trò diễn xuất, có bạn lại thích đi hóa trang, dàn dựng sân khấu,… Nhìn chung, nghệ thuật biểu diễn cung cấp một loạt các kỹ năng cho nhi đồng và thanh thiếu niên như phát triển sự tự tin, kết nối tình bạn và nuôi dưỡng đam mê để khi trưởng thành có thể theo đuổi công việc này.
Ở trường học, hoạt động ngoại khóa cho học sinh về âm nhạc là các hoạt động giúp học sinh thể hiện đam mê, năng khiếu múa hát.
Hoạt động này thường được triển khai dưới dạng các CLB, đội nhóm văn nghệ hoặc cuộc thi âm nhạc. Nhiều trường cũng đưa âm nhạc trở thành môn học chính thức cho học sinh.
Tham gia hoạt động ngoại khóa âm nhạc, các em được thỏa sức thể hiện đam mê, năng khiếu nghệ thuật. Các CLB hay cuộc thi âm nhạc cũng giúp các em giải tỏa căng thẳng, có cơ hội gặp gỡ bạn bè mới. Nhiều tài năng âm nhạc được phát hiện và ươm mầm từ các sân chơi học đường này.
Đặc biệt, tiếp cận âm nhạc sớm, nhất là âm nhạc dân gian hay nhạc cổ điển còn là một biện pháp để kích thích phát triển trí tuệ, tư duy, gu thẩm mỹ ở lứa tuổi học trò.
Nhiều tài năng được ươm mầm từ các hoạt động văn nghệ, biểu diễn do nhà trường tổ chức.
Hoạt động từ thiện, tình nguyện là hình thức tổ chức giúp học sinh đóng góp công sức, vật chất, hỗ trợ người dân ở các vùng khó khăn hoặc gặp thiên tai, dịch bệnh.
Tổ chức cho học sinh làm từ thiện, tham gia các hoạt động thiện nguyện là một trong những cách làm mà nhiều nhà trường đang thực hiện. Mỗi học kỳ, học sinh được tham gia các hoạt động như ủng hộ quần áo cho người nghèo, quyên góp sách vở cho học sinh vùng cao,… Qua đó, học sinh có cơ hội trải nghiệm, trang bị kỹ năng sống, bồi đắp tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ cộng đồng.
Học sinh sinh viên tình nguyện vẽ tranh tường, làm đẹp môi trường sống
Đa số học sinh tham gia từ thiện hoặc các việc làm thiện nguyện đều xuất phát từ muốn được chia sẻ và giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn. Trong hoạt động từ thiện, học sinh thấy được ý nghĩa của việc mình đã và đang làm, có thêm niềm vui, sự hứng khởi để làm việc thiện.
Hoạt động ngoại khóa có thể coi như một hình thức để hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Vì vậy, nhà trường cần lưu ý trong việc lựa chọn hoạt động phù hợp để học sinh có thêm hứng thú, niềm vui khi tham gia. Cụ thể:
Các hoạt động ngoại khóa cần phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại FPT Edu là chuỗi các trải nghiệm giúp học sinh khám phá năng lực tiềm ẩn và phát triển toàn diện các kỹ năng hỗ trợ cho cuộc sống và công việc sau này.
Giao lưu, tọa đàm với chuyên gia: Khách mời của chương trình là các CEO, chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực. Thông qua trao đổi về những vấn đề đang được cộng đồng quan tâm, học sinh được tiếp thu tư duy tiến bộ, có cái nhìn đa chiều về các vấn đề thời cuộc và mở rộng kiến thức xã hội.
Rèn luyện kỹ năng mềm: Đây là nội dung quan trọng giúp học sinh TH&THCS, THPT FPT phát triển toàn diện, tự tin trở thành thế hệ công dân toàn cầu.
Lớp học nghệ thuật giúp phát triển tư duy của học sinh TH&THCS FPT.
Kỹ năng học cùng: Kỹ năng học cùng được áp dụng trong môi trường phổ thông nội trú tại THPT FPT. Các bạn được cùng nhau chung sống tại ký túc xá, tham gia hoạt động ngoại khóa tập thể, phát triển kỹ năng cá nhân trong campus toàn năng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sức khỏe và giá trị sống: Học sinh cảm nhận được 4 giá trị sống cơ bản là Yêu thương, Hòa bình, Trách nhiệm, Tôn trọng gắn liền với vấn đề học đường ở môi trường nội trú.
Nhận thức bản thân: Học sinh biết kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, phát huy những suy nghĩ tích cực của bản thân, tổ chức cuộc sống và cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Kỹ năng thuyết trình: Học sinh tham gia các CLB thuyết trình, cuộc thi hùng biện do trường tổ chức để tăng sự tự tin, rèn luyện tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận.
Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm: Học cách kết nối các thành viên, tổ chức sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Tư duy phản biện: Học cách tư duy phân tích, lập luận, đặt câu hỏi, tranh luận về một vấn đề, chủ đề được nêu ra.
Tư duy sáng tạo: Học sinh được tiếp cận với chu trình gồm Phân tích những yếu tố làm cản trở sự sáng tạo; Khám phá 7 công thức sáng tạo gồm ngược, nối, ngẫu, buông, anh hùng, nhập, định; Áp dụng vào các sản phẩm thực tế như báo tường, triển lãm…
Quản lý cảm xúc: Giúp học sinh tuổi teen hiểu và quản lý tốt cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ, các tình huống, xung đột trong cuộc sống.
Đọc hiểu truyền thông: Thực hành vẽ tranh tuyên truyền, đóng kịch hoặc tiểu phẩm chia sẻ góc nhìn của học sinh về những vấn đề, hiện tượng, nhân vật đang “hot” trên các phương tiện truyền thông, phân tích tính xác thực của báo chí...
Hoạt động ngoại khóa cho học sinh văn hoá, nghệ thuật: Các bạn học sinh tại FPT Edu được tạo cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước. Nhờ tham gia những hoạt động này, mỗi cá nhân đều có cơ hội thể hiện năng khiếu, khám phá bản thân, tích lũy thêm kiến thức về văn hóa.
Các hoạt động đều có sự tham gia của học sinh, là cơ hội để mỗi người rèn luyện kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
Các chương trình “made by học sinh FPT” như “The Voice”, “The Remix”, “Vietnam’s got talent”… liên tục ra đời. Tự tay tổ chức những sự kiện “made by học sinh” FPT khiến đời sống của người học mang nhiều gam màu đáng nhớ hơn.
Các hoạt động hợp tác quốc tế tạo điều kiện cho học sinh nước ngoài, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau và xu hướng phát triển tri thức khoa học của thế giới. Trong đó có thể kể tới các hoạt động nổi bật như:
Nhóm học sinh ghé thăm đại sứ quán Israel trong chương trình trại hè.
Hoạt động ngoại khóa cho học sinh về thiện nguyện: Những chuyến gắn kết yêu thương cũng giúp các bạn học sinh FPT Edu trưởng thành hơn. Một số chương trình thiện nguyện đáng chú ý như:
“Nâng bước chân em đến trường” là chương trình thiện nguyện tại miền Trung do phụ huynh và học sinh THPT FPT thực hiện. Qua hoạt động ý nghĩa này, mỗi bạn hiểu thêm về những khó khăn trong cộng đồng, trân trọng những gì mình đang có và luôn sẵn sàng sẻ chia tấm lòng nhân ái.
Chiến dịch “Thu gom sách cũ”: Đa số các bạn học sinh sau một năm học sẽ không còn nhu cầu xem lại sách mà sẽ mang bán ve chai hoặc ở hàng sách cũ. Nắm bắt được hành vi đó, CLB IDo đã phát động chiến dịch “Thu gom sách cũ” để nhận và phân loại tất cả các loại sách của các bạn từ khối 10 đến khối 11 để lại.
Các bạn học sinh trong tự tay phân loại, đóng gói các bộ sách để đem đi ủng hộ.
Các hoạt động thể chất: FPT Edu đặc biệt chú trọng xây dựng các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về thể chất nhằm hướng đến xây dựng một lối sống lành mạnh cho học sinh. Với lợi thế khuôn viên rộng rãi và trang thiết bị hiện đại, FPT Edu đã triển khai nhiều hoạt động thể chất cho học sinh như sau:
Học võ Vovinam: Vovinam được chọn là môn giáo dục thể chất chính khóa hướng đến việc nâng cao thể lực, rèn luyện tinh thần kỷ luật, xây dựng tác phong nhanh nhẹn và tự vệ cho học sinh. Người học còn được lĩnh hội tinh thần võ học, không khuất phục trước khó khăn, thấm nhuần sự tự hào dân tộc, lan tỏa bản sắc Việt.
Bóng sọt: Đây là môn thể thao dành riêng cho các nữ sinh THPT FPT và còn được tổ chức thành giải đấu thường niên giữa các phòng ký túc xá. Luật chơi là trong lúc thi đấu, các cầu thủ không được phép níu, kéo tóc và áo, ôm đối thủ, chạm vào vạch tròn quanh sân người cầm sọt. Nếu bên phòng thủ chạm vạch, bên tấn công sẽ được hưởng một quả ném phạt trực tiếp.
Bóng sọt là bộ môn thể thao “độc quyền” của nữ sinh THPT FPT.
Hoạt động ngoại khóa cho học sinh thông qua các câu lạc bộ thể thao: Các CLB này hoạt động năng nổ, sôi nổi. Những cái tên tiêu biểu có thể kể đến là Vovinam, bóng rổ, bóng đá, cầu lông,… Đây là nơi các bạn cùng nhau chia sẻ đam mê và giải trí lành mạnh sau giờ học. Thành tích hoạt động thể thao cũng là một điểm cộng trong quá trình ứng tuyển đại học trong và ngoài nước sau này của học sinh.
Sân bóng rổ rộng rãi là địa điểm được nhiều học sinh lui tới sau giờ tan học.
Thể dục thể thao tự do: Khuôn viên campus FPT Edu gồm khu vực street workout, phòng tập gym được trang bị đầy đủ trang thiết bị để các bạn học sinh tập luyện. Ngoài ra, học sinh có thể tự tập yoga, chạy bộ xung quanh khuôn viên xanh của trường. Tích cực tham gia thể dục, thể thao không chỉ nâng cao thể chất mà còn hình thành thói quen vận động khoa học mỗi ngày.
Các phòng tập luyện thể thao được trang bị đầy đủ dụng cụ giúp học sinh thỏa mãn đam mê.
Ngày hội thể thao - Sports Day: Đây là sự kiện “xả hơi” giữa học kỳ 2 tại THPT FPT với vô số hoạt động ngoài trời thú vị. Sports Day bao gồm 13 môn thi đấu khác nhau từ thể chất cá nhân (đối kháng Vovinam, cầu lông, bóng bàn…), thể thao đồng đội (bóng đá, bóng sọt, bóng rổ, kéo co…), cho đến thể thao trí tuệ (cờ vây, cờ vua). Hoạt động này giúp học sinh thỏa sức vận động, nâng cao tinh thần thể thao, gắn chặt tình đồng đội.
Tập luyện thể thao hàng ngày giúp học sinh THPT FPT hình thành lối sống tích cực.
Bên cạnh chương trình học đạt chuẩn quốc tế, hoạt động ngoại khóa là cũng một điểm nổi bật của FPT Edu. Với những kỹ năng được trang bị thông qua những hoạt động đó, học sinh, sinh viên FPT có thể tự tin trở thành thế hệ công dân toàn cầu, tự tin khám phá thế giới.
Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm một môi trường cân bằng giữa cung cấp kiến thức và cơ hội trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa FPT có thể đáp ứng được điều đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại đây.
(Nguồn ảnh: Internet, FPT Edu)
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/cac-hoat-dong-ngoai-khoa-a66675.html