Tại sao nên chọn ngành Kinh tế xây dựng? là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về ngành học “hot” bậc nhất của ngành Xây dựng. Đây là mối băn khoăn dễ hiểu để sĩ tử lựa chọn đúng ngành nghề và có định hướng đúng đắn trong tương lai. Cùng trường Đại học Đại Nam giải mã lý do Tại sao nên chọn ngành Kinh tế xây dựng nhé!
Tại sao nên chọn ngành Kinh tế xây dựng?
1. Nhu cầu nhân lực cao
Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển to lớn cho các ngành nghề, trong đó ngành Xây dựng được nhận định là một trong những lĩnh vực tiềm năng nhất. Theo nhận định từ Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nhu cầu xây dựng dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian tới, kéo theo sự gia tăng về số lượng lao động trong ngành.
Ngành Xây dựng dự báo sẽ cần thêm 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay, số lượng lao động làm việc trong ngành có thể đạt tới con số khoảng 12 - 13 triệu người vào năm 2030.
Kinh tế xây dựng là một trong những ngành học “thời thượng” và không lo thất nghiệp.
Trước yêu cầu của thực tiễn, các cơ quan quản lý, tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu cao về tuyển dụng Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực tổng hợp về kinh tế, quản lý, kỹ thuật xây dựng, định giá xây dựng…
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là Kỹ sư Kinh tế xây dựng có trình độ và năng lực cao. Điều này mở ra cơ hội việc làm lớn cho sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được đào tạo bài bản, tổng hợp, sát với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại Đại học Đại Nam được xây dựng bám sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên được kết nối với doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
2. Nhiều cơ hội thăng tiến
Kỹ sư Kinh tế Xây dựng sở hữu kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Quản lý và Kỹ thuật xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và đảm nhận đa dạng vị trí công tác trong thực tế.
Chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm thực tiễn là nền tảng để Kỹ sư Kinh tế xây dựng bứt phá trong sự nghiệp, trở thành các chuyên gia, nhà lãnh đạo trong ngành Kinh tế xây dựng.
3. Vị trí việc làm đa dạng
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng có nhiều lựa chọn về vị trí việc làm, như:
- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư xây dựng với các công việc như lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, phân tích hiệu quả đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, định giá xây dựng, xây dựng định mức khối lượng công việc và vật tư…
- Cán bộ kinh tế kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu…
- Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;
- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Các chuyên viên Phòng Tư vấn Tuyển sinh trường Đại học Đại Nam giúp các thí sinh “giải mã” câu hỏi: “Tại sao nên học ngành Kinh tế xây dựng?”
4. Mức thu nhập hấp dẫn
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhận mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng Kỹ sư Kinh tế Xây dựng có mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này có thể cao hơn tùy vào chuyên môn, trình độ, kỹ năng và vị trí đảm nhận.
Được gì khi là sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam?
1. Thời gian đào tạo ngắn: 4 năm (12 kỳ). Sinh viên nhận bằng Kỹ sư sau khi tốt nghiệp.
2. Chương trình đào tạo tiên tiến, bám sát thực tiễn, định hướng ứng dụng
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng của trường Đại học Đại Nam chú trọng trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên thực hành và thực tập tại doanh nghiệp ngay từ năm nhất và xuyên suốt quá trình học tập. Nhờ vậy, sinh viên có thể rèn luyện và thành thục tất cả các kỹ năng làm việc thực tế, sẵn sàng bắt tay vào công việc ngay sau khi ra trường.
3. An tâm về tương lai nghề nghiệp với cam kết 100% sinh viên ngành Kinh tế xây dựng có việc làm
Đại học Đại Nam cam kết 100% sinh viên Kinh tế xây dựng được kết nối và giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành sau tốt nghiệp.
Đối tác chiến lược của trường là các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu như TSQ Việt Nam, CTCP ACC - 244... cam kết tạo điều kiện thực hành, thực tập, trao học bổng và tuyển dụng sinh viên Đại học Đại Nam làm việc chính thức.
Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với CTCP ACC - 244.
4. Tận hưởng môi trường học tập hiện đại, minh bạch và đầy hứng khởi
Sinh viên được học tập trong môi trường năng động, hiện đại và giàu trải nghiệm, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển toàn diện.
Trường Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật - thi thật, đồng thời quyết liệt xử lý các trường hợp gian lận, đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.
Nơi ươm mầm tri thức Xanh - Sạch - Đẹp của trường Đại học Đại Nam.
5. Cam kết không tăng học phí suốt quá trình đào tạo
Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí suốt 04 năm học. Hiện tại, học phí của ngành Kinh tế xây dựng 11 triệu đồng/kỳ.
6. Nhiều chính sách học bổng
Trở thành sinh viên ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng của Khoa, Nhà trường và doanh nghiệp.
Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam có nhiều cơ hội nhận học bổng đầu vào, được doanh nghiệp trực tiếp đào tạo và “chiêu mộ” ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
7. Thúc đẩy gắn kết sinh viên thông qua các hoạt động đa dạng
Hằng năm, sinh viên được tham gia vào nhiều hoạt động phong trào ý nghĩa, góp phần rèn luyện đạo đức, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cộng đồng.
Trải nghiệm tại hơn 30 câu lạc bộ sinh viên giúp sinh viên thỏa sức khám phá bản thân, phát triển tài năng và sở thích.
Thông qua chương trình Giáo dục Quốc phòng và An ninh, sinh viên học tập và rèn luyện để trở thành những người có ý thức, trách nhiệm, kỷ luật và thái độ tích cực.
Một Kỹ sư Kinh tế xây dựng giỏi chuyên môn, tốt kỹ năng, có thái độ và kỷ luật tích cực là điểm cộng lớn để các doanh nghiệp “chốt” ứng viên.
Sinh viên được tự lựa chọn học các môn thể thao yêu thích như Võ tự vệ, Yoga, Dancing, Dance, Bóng đá… để rèn luyện thói quen tập luyện và duy trì sức khỏe suốt đời.
Với những thông tin trên, có lẽ các sĩ tử đã tìm được câu trả lời Tại sao nên chọn ngành Kinh tế xây dựng. Dự đoán Kinh tế Xây dựng là một trong những ngành học có số lượng hồ sơ đăng ký “khủng” nhất mùa tuyển sinh năm nay.
Chần chờ gì mà không đăng ký xét tuyển vào ngành Kinh tế Xây dựng ngay từ hôm nay.
03 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
04 tổ hợp xét tuyển ngành Kinh tế xây dựng
A00: Toán, Lý, Hóa
A01: Toán, Lý, Anh
A10: Toán, Lý, GDCD
A11: Toán, Hóa, GDCD
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/con-gai-co-nen-hoc-nganh-kinh-te-xay-dung-a66896.html