Bệnh gặp ở hầu hết các nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng, chưa được nấu chín. Khi ăn phải tôm, cua nước ngọt có mang ấu trùng sán lá phổi (Paragonimus westermani) bệnh nhân bị ho dai dẳng, khạc đờm màu gỉ sét giống bệnh lao. Ăn ốc dễ nhiễm sán máng và sán còn xâm nhập cơ thể qua da khi người hoạt động dưới nước. Trong cơ thể sán máng và trứng sán ký sinh gây tổn thương ở ruột, gan, phổi, tim, não, thận, bàng quang… có khi gây tử vong.
Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không được chế biến ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống kiểu gỏi cua sẽ rất dễ mắc bệnh đỉa phổi. Trùng Lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Ăn cá biển thì nguy cơ nhiễm giun tròn rất cao. Giun tròn Anisakia sống ký sinh ở các loại cá biển như cá voi, hải cẩu, cá heo. Theo dây chuyền "cá ăn cá", bệnh lây lan sang nhiều loài cá mà con người hay ăn như: cá mực, cá thu, cá mòi, cá tuyết, cá bơn, cá đá, cá hồi, cá ngừ … Trong vài giờ kể từ khi nuốt phải ấu trùng giun, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội, các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ có thể xuất hiện.
Hàu là loại hải sản được ăn tái với chanh hoặc mù tạt. Tuy món hàu sống cung cấp nhiều chất đạm, vitamin, kẽm… cho cơ thể nhưng chúng cũng mang vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả.
Một số loại hải sản luôn luôn chứa độc tố như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển, một số loại ốc biển… bằng mắt thường, không thể phát hiện có chất độc hay không, các loại độc tố lại thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường, vì vậy tốt hơn cả là tránh ăn các loại hải sản này.
Khi bị ngộ độc hải sản, người bệnh bị tê lưỡi, tê môi, chóng mặt, đau đầu, đau thắt vùng bụng, buồn nôn, nôn, nói khó, nuốt khó, mất cân bằng (đi loạng choạng, lảo đảo)...
Khi ăn phải cá ngừ có nồng độ histamin cao quá mức cho phép thì khoảng 1-2 giờ sau người ăn sẽ bị ngộ độc. Nếu histamin tác động vào hệ thống da, người bệnh có triệu chứng thường gặp là nổi mẩn đỏ ngoài da, ngứa da; nếu histamin tác động vào hệ hô hấp sẽ làm bệnh nhân phù nề thanh quản, dẫn đến khó thở; nếu histamin tác động lên hệ tiêu hóa thì bệnh nhân bị buồn nôn, tiêu chảy.
Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có cơ địa không hợp với chúng từ các loại tôm, cua, ghẹ… cho đến những loại cá biển như cá nhám, cá hồi, cá ngừ...
Nguyên nhân gây ra dị ứng hải sản là bởi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá. Hệ thống miễn dịch xem protein của hải sản là có hại, dẫn đến việc sản xuất các kháng thể với protein đó - chất gây dị ứng.
Khi những người bị dị ứng hải sản tiếp xúc với các chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra histamin và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng như: Phát ban, ngứa hoặc chàm; ngứa ran trong miệng; Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng; Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở; Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa; Cá biệt, cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ …
Hầu hết giun sán hoặc trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ nước sôi trong thời gian nấu chín hải sản. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh vẫn là tốt nhất. Hãy thực hiện như sau:
Sau khi có các biểu hiện của dị ứng, cách tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách kích thích gây nôn. Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/ca-bien-co-san-khong-a68218.html