Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Ngành Luật kinh tế học những gì?
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế được trang bị khối kiến thức về: Luật hành chính; luật dân sự; luật hiến pháp; luật sở hữu trí tuệ; pháp luật và chủ thể kinh doanh; luật lao động; luật tố tụng hình sự; luật thương mại quốc tế; luật đất đai; luật cạnh tranh; luật tài chính; luật môi trường; luật đầu tư; luật kinh doanh quốc tế; luật hợp đồng; luật tài sản,…
Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật; kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp kinh doanh; phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; hiểu biết về Luật của Việt Nam để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Sinh viên LHU được tôi luyện tại các cuộc thi Phiên tòa giả định trước khi ra mắt nhà tuyển dụng
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh; kỹ năng soạn thảo hợp đồng;…Với nền móng kiến thức vững chắc, Cử nhân Luật kinh tế của Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động hoặc tự lập trong ngành nghề.
Ngành Luật kinh tế ra trường làm gì? Làm ở đâu?
Sinh viên học ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Lạc Hồng, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp; cán bộ thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư; tư vấn pháp luật; cán bộ lập pháp, hành pháp và tư pháp; nghiên cứu và giảng dạy,...
Sinh viên làm việc tại công ty, doanh nghiệp; công tác tại hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý; cử nhân Luật kinh tế cũng có thể theo học các khóa đào tạo nghề luật sư và hành nghề luật,…
Học Ngành Luật kinh tế bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?
Để thành công trên ngành Luật kinh tế bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Trí nhớ tốt; năng động, sáng tạo, có bản lĩnh; cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực; ngoại ngữ tốt; hứng thú với lĩnh vực kinh tế, thương mại; có tư duy phân tích, tư duy phản biện và khả năng diễn đạt, giao tiếp tốt để trình bày những chính kiến, lý lẽ của mình một cách trôi chảy, sắc sảo, thuyết phục. Đặc biệt cần phải thực sự đam mê công việc của mình, vì bên cạnh những giá trị về vật chất từ nghề nghiệp mang lại, bạn còn học được từ công việc thực tế những bài học về nhân đức, về lương tâm nghề nghiệp, về phong thái, phong cách và giá trị của bản thân mình,…
Ngành Luật kinh tế xét tuyển bằng phương thức nào?
Để xét tuyển vào ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc với những bước tiến mạnh mẽ. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được quan tâm đảm bảo. Luật kinh tế theo đó trở thành “công cụ bảo hộ” ưu việt, góp phần duy trì sự ổn định, an toàn và mang đến hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn “Trả lại công bằng cho công lý” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Luật kinh tế của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!
>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY
Xem thêm:
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/nganh-luat-kinh-te-la-gi-a68338.html