1. Nga - 17.098.242km2
Liên Bang Nga nằm vắt ngang lục địa Á - Âu có diện tích lớn nhất thế giới 17.098.242km2. Lãnh thổ của quốc gia này trải dài trên 11 múi giờ. Đường biên giới của Liên Bang Nga khá phức tạp, tiếp giáp với 12 quốc gia khác là Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Belarus, Ukraina, Georgia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Triều Tiên.
2. Canada - 9.984.670km2
Canada nằm ở khu vực Bắc Mỹ, có diện tích 9.984.670km2, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai thế giới. Biên giới của nó giáp Hoa Kỳ ở phía Nam, phía Bắc giáp bang Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc cực, phía Đông giáp Đại Tây Dương còn phía Tây giáp Thái Bình Dương.
3. Hoa Kỳ - 9.826.675 km2.
Hoa Kỳ cũng là một quốc gia nằm ở Bắc Mỹ, có diện tích 9.826.675 km2. Quốc gia này gồm 3 bộ phận lãnh thổ. Bộ phận lớn nhất gồm 48 bang, nằm giữa lục địa Bắc Mỹ: Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và Vịnh Mexico, Tây giáp Thái Bình Dương và Đông giáp Đại Tây Dương. Bộ phận thứ hai là bang Alaska nằm ở phía Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ: Đông giáp Canada, Bắc giáp biển Beaufort và Nam giáp biển Bering. Bộ phận thứ ba là quần đảo Hawaii (bang Hawaii) nằm giữa Thái Bình Dương cách phần lục địa khoảng 4.000km.
4. Trung Quốc - 9.596.960km2 .
Trung Quốc là quốc gia nằm ở châu Á, có diện tích 9.596.960km2. Quốc gia này có tổng chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới, với 22.117km từ cửa sông Áp Lục (biên giới với Triều Tiên) đến Vịnh Bắc Bộ (biên giới với Việt Nam). Trung Quốc cũng là nước có tiếp giáp với nhiều quốc gia nhất thế giới bao gồm 14 quốc gia (theo chiều kim đồng hồ) Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng lân cận với Trung Quốc qua biển.
5. Brazil - 8.514.877km2
Brazil là quốc gia lớn nhất khu vực Nam Mỹ có diện tích 8.514.877 km2. Biên giới của nó tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau.
6. Australia - diện tích 7.741.220 km2
Quốc gia này thực chất là một lục địa nằm tách biệt với phần còn lại của thế giới, bao quanh bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Australia có diện tích 7.741.220km2. Đường biên giới và cũng là đường bờ biển của nó kéo dài 34.218km. Các quốc gia lân cận của Australia gồm có Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía Bắc, quần đảo Solomon, Vanuatu và Nouvell - Caledonie thuộc Pháp ở phía Đông Bắc, New Zealand ở phía Đông Nam.
7. Ấn Độ - diện tích 3.287.263 km2.
Ấn Độ là quốc gia nằm ở khu vực Nam Á, có diện tích 3.287.263 km2. Biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepan và Bhutan, phía Đông giáp Myanmar và Bangladesh, phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan, phía Nam trông sang Sri Lanka qua một eo biển.
8. Argentina - diện tích 2.780.400km2.
Argentina là quốc gia lớn thứ hai ở khu vực Nam Mỹ có diện tích 2.780.400 km2. Phía Bắc giáp Bolivia và Paraguay, phía Đông giáp Brazil, Uruguay và Đại Tây Dương, phía Nam và phía Tây giáp Chile.
9. Kazakhstan - diện tích 2.724.900km2.
Kazakhstan nằm ở vùng Trung Á có diện tích là 2.724.900km2. Phần biên giới phía Bắc giáp Nga, phía Nam giáp Kyrgyzstan, Uzerbekistan, Turkmenistan và biển Aral, phía Tây giáp biển Caspi, còn phía Đông giáp Trung Quốc.
10. Algeria - diện tích 2.381.741km2.
Algeria nằm ở Bắc Phi có diện tích 2.381.741km² và cũng là nước lớn nhất châu Phi. Nó có chung biên giới với Tunisia ở phía Đông Bắc, Lybia ở phía Đông, Niger phía đông nam, Mali và Mauritania phía Tây Nam, Morocco và Tây Sahara ở phíaTây.
Xem thêm >> Lực lượng hạt nhân chiến lược Nga tập trận: “Quả đấm thép” của Tổng thống Putin
Trịnh Cao Khải
Link nội dung: https://world-link.edu.vn/dien-tich-hoa-ky-dung-thu-may-the-gioi-a68408.html