Soạn bài Ông đồ| Văn 7 tập 1 Cánh diều

1. Soạn bài Ông đồ văn 7 tập 1 Cánh diều: Chuẩn bị

- Ngoài bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em biết thêm một số tác phẩm thơ năm chữ như Mùa xuân nho nhỏ, Mây và sóng, Chuyện cổ tích về loài người,...- Tác giả Vũ Đình Liên sinh năm 1913 mất năm 1996. Ông là một trong số những nhà thơ tuyến đầu cho phong trào thơ mới và giữ danh hiệu nhà giáo nhân dân.

Đọc thêm

2. Soạn bài Ông đồ văn 7 tập 1 Cánh diều: Đọc hiểu

Đọc thêm

2.1 Xác định vần và nhịp của bài thơ.

- Bài thơ đã sử dụng vần chân. Trong mỗi khổ thơ, tiếng cuối cùng của câu thơ thứ nhất hợp vần với tiếng cuối cùng của câu thứ ba. Còn tiếng cuối cùng của câu thứ hai hợp vần với tiếng cuối cùng của câu thứ tư.- Ngắt theo nhịp ⅔ và 3/2.

Đọc thêm

2.2 Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?

Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên với hình ảnh rực rỡ của mùa Tết đến xuân về. Vào thời điểm đó hoa đào sẽ vào mùa nở rộ, trên đường phố đông đúc người qua lại. Các ông đồ sẽ xuất hiện tại nhiều con phố cùng với chiếc bàn đặt sẵn mực tàu và giấy đỏ để viết cho mọi người những câu đối tết.

Đọc thêm

2.3 Trong khổ 2, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Trong khổ thơ thứ hai, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện qua chi tiết:“Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài”“Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”

Đọc thêm

2.4 Từ “Nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?

Từ “Nhưng” ở dòng thơ thứ chín có vai trò như cánh cửa bản lễ cho hai thời kỳ trước và sau hiện đại, là lằn ranh giữa thịnh và suy, giữa hoàng kim với thất thế.

Đọc thêm

2.5 Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

So với sự vui tươi và không khí rộn ràng của khổ thơ đầu thì các hình ảnh ở khổ thơ cuối mang theo một nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác cùng với sự mông lung, trống vắng.Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

Đọc thêm

3. Soạn bài Ông đồ văn 7 tập 1 Cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài

Đọc thêm

3.1 Câu 1 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?- Bài thơ Ông đồ viết về đối tượng những ông đồ chuyên nghề viết thư pháp của xã hội thời xưa. Thêm vào đó còn là câu chuyện bị lãng quên của xã hội với ông đồ. - Bài thơ là tiếng lòng của tác giả khi nhìn thấy sự lụi tàn của cả một thế hệ, của một truyền thống và nét đẹp mà giờ đây đã trở thành người xưa cảnh cũ.

Đọc thêm

3.2 Câu 2 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian.- Việc lựa chọn trình tự này giúp cho người đọc có cảm giác về nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam ta đang dần mai một theo thời gian.>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều

Đọc thêm

3.3 Câu 3 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1,2 so với các khổ thơ 3,4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?- Khổ 1,2 là hình ảnh ông đồ đang viết chữ nho, viết câu đối ngày tết cho mọi người. Đây là một hình ảnh đẹp, tràn đầy niềm vui cho một năm mới đến. Vào thời điểm đó, văn hóa nghệ thuật thư pháp vẫn được cả xã hội coi trọng.- Khổ 3,4 vẫn là khung cảnh mùa xuân nhộn nhịp, có hoa, có người nhưng lại không còn ông đồ, không còn “người viết thuê” ngày nào nữa.- Sự khác nhau, thay đổi trong các khổ thơ đã gợi cho người đọc những cảm xúc thương tiếc cho cả một ngành nghề, một truyền thống lâu đời, cho những ông đồ tài năng mà không được thời đại trọng dụng.

Đọc thêm

3.4 Câu 4 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.- Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ:

Đọc thêm

3.5 Câu 5 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?Theo em, những dòng thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu…” và “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bụi bay” không chỉ tả cảnh mà còn là tả tình. Tác giả đã khéo léo biến những món đồ vật như giấy bút trở nên có hồn như một sinh vật sống. Nỗi buồn của ông đồ cũng đã lan ra cả những phiến lá vàng, những cơn mưa bụi,...

Đọc thêm

3.6 Câu 6 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?Qua bài thơ Ông đồ, em đã hiểu thêm về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về. “Xin chữ” là tập tục của n...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

world-link