Vì Covid-19, thận trọng quyết định tổ chức bắn pháo hoa
Đây là một trong những nội dụng đáng chú ý của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 được nêu tại Chỉ thị 11-CT/TW ban hành ngày 08/12/2021. Cụ thể, Ban Bí thư nêu rõ:
Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể, cân nhắc thận trọng, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bảo đảm tiết kiệm, an toàn, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo văn bản, Ban Bí thư khuyến nghị các địa phương cân nhắc thận trọng khi quyết định bắn pháo hoa bởi tình hình dịch Covid-19 hiện nay vẫn đang hết sức phức tạp với nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
Cùng với đó, khi tổ chức bắn pháo hoa khó tránh khỏi người dân sẽ tụ tập đông người, không thực hiện đúng các biện pháp 5K, phòng, chống Covid-19 dẫn đến nguy cơ nhiễm vi rút sẽ tăng cao nhất là thời điểm này, trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh.
Đồng thời, Chỉ thị 11 cũng khẳng định:
Hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động tập trung đông người để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.
Như vậy, việc quyết định bắn pháo hoa sẽ do các tỉnh quyết định nhưng cần phải cân nhấc thận trọng căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương mình.
Việc hạn chế tập trung đông người cũng mới được Văn phòng Chính phủ ban hành tại Thông báo số 347 ngày 22/12/2021. Trong đó, khẳng định, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Kế hoạch bắn pháo hoa Tết Dương lịch của Hà Nội, TP. HCM thế nào?
TP. Hồ Chí Minh không bắn pháo hoa
Ngày 20/12/2021, TP. Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 4314/KH-UBND, trong đó, căn cứ vào tình hình dịch bệnh để tổ chức các hoạt động chào năm mới 2022 như sau:
- Nếu Thành phố ở cấp độ dịch 1 và 2: Đêm 31/12 tổ chức chương trình đón năm mới tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Huệ và đường Lê Duẩn, quận 1; các tuyến đường khác trang trí ánh sáng nghệ thuật; quận 12, Tân Phú, Bình Tân… sẽ tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đón năm mới vào đêm 31/12/2021 và 01/01/2022.
- Nếu Thành phố ở dịch cấp 3 và 4: Tạm dừng tổ chức các sự kiện, điều chỉnh phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch.
Đặc biệt, theo báo Vietnamnet, trong cuộc họp chiều ngày 23/12, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, dịp Tết dương lịch, TP.HCM sẽ không bắn pháo hoa vì tình hình dịch bệnh còn phức tạp.
Hà Nội chưa có thông tin bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2022
Mới đây, Hà Nội mới ban hành Công văn 4572/UBND-TH ngày 18/12/2021. Trong đó, tham mưu Phương án tổ chức bắn pháo hoa tại 01 điểm tại Công viên Thống nhất có tuyền hình trực tiếp để phục vụ nhân dân đón Tết vào đêm Giao thừa.
Đồng thời, tại Chỉ thị 25 trước đó, căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn, các quận, huyện ban hành các văn bản hạn chế tối đa hoạt động tập trung đông người trong các dịp cuối năm, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên Đán…
Như vậy, hiện nay, chưa có thông tin Hà Nội có bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch không? Tuy nhiên, căn cứ tình hình dịch diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố, Hà Nội yêu cầu người dân hạn chế tối đa tập trung đông người.
Ngoài ra, các tỉnh, thành khác cũng lần lượt ban hành các Văn bản chỉ đạo hạn chế tập trung đông người, hướng dẫn người dân đón Tết an toàn, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh trong những ngày cuối năm 2021 này, đơn cử như:
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 17/12/2021, không tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh, để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 9286 ngày 24/12/2021. Trong đó, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán…
Trên đây là một số thông tin về việc Tết Dương lịch 2022 có bắn pháo hoa không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2022: Được nghỉ mấy ngày?