Các cung trong Tử Cấm Thành tập trung ở phần nội đỉnh (Hậu cung).Chính giữa Nội đình chính là Nội đình tam cung gồm Càn Thành cung, Thái Hòa điện và Khôn Ninh cung. Hai bên gồm các cung cho Quý Phi, Phi tần và giai nhân tùy thứ bậc mà có nơi ở cũng như đãi ngộ, bổng lộc khác nhau. Hậu cung được chia ra làm hai phần là Nội đình tam cung và Đông - Tây lục cung cùng một số cung.
1. Các cung điện trong Tử Cấm Thành
1.1. Càn Thành cung
Cung Càn Thành là một cung điện trong Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh,Trung Quốc và là một trong Hậu Tam Điện. Vào thời nhà Thanh, cung được sử dụng làm nơi hoàng đế thiết triều, họp bàn chính sự cùng các đại thần trong Quân cơ xứ.
Phía trong Càn Thành cung
Càn Thành cung là cung có quy mô lớn nhất trong khu vực Nội Đình, rộng 9 gian, sâu 5 gian, diện tích khoảng 1400 mét vuông, phía trên là hai lớp mái lợp ngói lưu ly vàng. Cung Càn Thanh được xây dựng trên nền đá cẩm thạch đơn cấp, từ bậc thềm tính lên đỉnh cao khoảng 20 mét.
Càn Thành cung
Hai bên đông tây của Càn Thanh cung có hai điện:
- Chiêu Nhân Điện là điện phía đông, từng là nơi ở của Khang Hi Đế, đến thời Càn Long thì được cải tạo trở thành nơi lưu trữ sách vở, tài liệu riêng của Hoàng đế.
- Hoằng Đức Điện là điện phía tây, là phòng làm việc, nơi truyền đi các mệnh lệnh của Hoàng đế.
1.2. Thái Hòa điện
Điện Thái Hòa (hay còn gọi là Điện Kim Loan), là cung điện lớn nhất bên trong Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, tọa lạc trên trục trung tâm nối với Thái Hòa Môn ở phía trước. Điện Thái Hòa được xây dựng trên ba bậc đá cẩm thạch và được bao quanh bởi nhóm các lư hương lớn bằng đồng và là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất Trung Quốc.
Bên ngoài Thái Hòa điện
Đây là nơi các triều đại nhà Minh và nhà Thanh sử dụng để tổ chức lễ đăng quang và lễ cưới hoàng gia. Ban đầu vào thời nhà Minh, điện có tên là Phụng Thiên, đến thời Thuận Trị nhà Thanh mới đổi thành Thái Hòa như hiện nay. Điện Thái Hòa là nơi biểu trưng cho quyền lực của Hoàng đế Trung Hoa và là công trình bằng gỗ lớn nhất còn được bảo tồn ở Trung Quốc. Sáu cột gần ngai vàng của hoàng đế đều được phủ vàng và trang trí hình rồng.
Phía trong Thái Hòa điện
Ngai vàng có năm con rồng cuộn tròn xung quanh phần lưng và tay ngai, bức bình phong phía sau cũng được chạm hình chín con rồng. Điện Thái Hòa là cung điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, mặt trước rộng 11 gian (63.39 mét), chiều sâu 5 gian (khoảng 37 mét), diện tích chiếm khoảng 2377 mét vuông. Điện cao 26.92 mét, thêm 3 tầng bệ đá cẩm thạch 8.13 mét, tổng cộng cao 35.05 mét.
1.3. Khôn Ninh cung
Khôn Ninh cung là nơi ở của Hoàng hậu đương vị. Cung điện nằm ở trục chính nội cung dành cho những người có địa vị cao nhất đang tại vị. Cung điện rộng lớn gồm 3 gian phòng làm nơi nghỉ ngơi của mẫu nghi thiên hạ. Nhưng sau này Hoàng hậu chuyển về Dưỡng Tâm điện cùng nhà vua nên nơi này trở thành nơi diễn ra Hôn Lễ và làm lễ tế Thần.
Vẻ đẹp hùng vĩ của Khôn Ninh cung
Vào triều Thanh, chỉ có 4 lần lễ Đại hôn được cử hành của nhà vua Thuận Trị, Hoàng đế Khang Hi, Đồng trị đế và Quang Tự đế bởi vì đây là những người lên ngôi từ khi còn nhỏ nên tổ chức lễ Đại hôn và Lập hậu cùng thời điểm. Những vị vua thành hôn trước khi đăng cơ thì chỉ diễn ra lễ lập hậu mà thôi. Những Hoàng hậu đã từng ở Khôn Ninh cũng chỉ có 3 người đặt tẩm cung tại nơi đây là Hiếu Huệ Chương hoàng hậu, Hiếu Thành Nhân hoàng hậu và HIếu Chiêu Nhân hoàng hậu.
1.4. Cảnh Nhân cung
Cảnh Nhân cung là một cung điện thuộc Đông lục cung, nằm trong khuôn viên của hậu cung tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18. Cảnh Nhân cung có tên gọi ban đầu là Trường An cung và được đổi tên vào năm Gia Tĩnh thứ 14. Đây là nơi dành cho phi tần ở vào thời Minh. Đến thời nhà thanh, đây là nơi ở của Khang Hi đại đế lúc còn là Hoàng tử.
Cảnh Nhân cung
Năm Càn Long thứ sáu, Vua Càn Long hạ lệnh làm tấm biển cho nơi này cùng 10 cung còn lại theo hình dáng của Vĩnh Thọ cung và chính tay đề mục để phân biệt Đông - Tây lục cung. Và hạ chỉ dụ không được tháo biển xuống với bất kì lí do nào. Cảnh Nhân cung, hướng Bắc giáp Thừa Càn cung, phía Đông là Diên Hi cung. Khi Hoàng đế và Hoàng hậu còn ở Càn Thanh cung và Khôn Ninh cung, thì Cảnh Nhân cung là một trong những cung gần với cặp cung của Đế - Hậu này nhất.
1.5. Thừa Càn cung
Thừa Càn cung là một trong sáu cung điện thuộc thuộc Đông lục cung, nằm trong khuôn viên của hậu cung tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. "Thừa Càn" có ý nghĩa là "Thừa Thụ Long Ân", tức là nhận được ơn của thiên tử, Càn có nghĩa là bầu trời, chỉ thiên tử, được xây dựng và hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 với tên gọi ban đầu là Vĩnh ninh cung và được đổi thành Thừa Càn cung vào năm 1632.
Cổng Thừa Càn cung
Trong lịch sử, Thừa Càn cung nổi tiếng là cung điện xa hoa tráng lệ, khí độ phi phàm, thường được dùng làm nơi cư ngụ của các hậu phi rất được sủng ái hoặc có địa vị cao. Đây là một trong những cung mà hậu phi tương đối có địa vị mới có thể vào ở, phần đông là những phi tần được nhà vua sủng ái. Vào triều Minh, nơi đây còn là nơi ở của Quý phi và đến triều Thanh thì đây là nơi ở của hậu phi.
1.6. Diên Hi cung
Diên Hi cung là một trong sáu cung điện thuộc thuộc Đông lục cung, nằm trong khuôn viên của hậu cung tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. "Diên Hi" có ý nghĩa "Diên Tục Hi Khí", tức là hạnh phúc kéo dài. Diên Hi cung được xây vào triều Minh năm Vĩnh Lạc thứ 18 (năm 1420), ban đầu có tên Trường Thọ cung, sau đổi thành Diên Kỳ cung. Nhà Thanh sau này đổi tên thành Diên Hi cung. Ở cả triều Minh và triều Thanh, Diên Hi cung là nơi cư ngụ của các phi tần.
Ghé thăm Diên Hi cung
Năm 1917, phía Bắc của Diên Hi cung bị quân đội máy bay quăng xuống một quả bom tạc hủy. Năm 1931, viện bảo tàng Cố cung cải biên Diên Hi cung làm văn vật khố phòng.
1.7. Chung Túy cung
Chung Túy cung, là một cung điện thuộc Đông lục cung. "Chung Túy" có ý nghĩa "Chung linh dục tú - trung đích tinh tuý", tức là thu nhận tinh túy trời đất. Cung điện này được xây dựng từ thời nhà Minh. Năm Vĩnh Lạc thứ 18, dưới triều Minh Thành Tổ Chu Lệ, cung điện này đã hoàn thành, tên là Hàm Dương cung. Năm Gia Tĩnh thứ 14, đổi tên thành Chung Túy cung. Sang năm Long Khánh năm thứ 5 tiếp tục bị đổi thành Hưng Long điện, rồi sau nữa lại sửa thành Thánh Triết điện tu sửa làm chỗ ở cho các Hoàng thái tử triều Minh.
Chung Túy cung
Một thời gian sau lại đổi tên như cũ là Chung Túy cung, trở thành tên chính thức tới tận thời nhà Thanh. Thuận Trị năm thứ 12, Đạo Quang năm thứ 11, Đồng Trị năm thứ 13 và Quang Tự năm thứ 16. Thời kỳ cuối, triều đình còn cho xây thêm tại Chung Túy cung một Trùng Hoa môn.
1.8. Cảnh Dương cung
Được xây dựng và hoàn thành vào năm 11420, tên bào đầu là Trường Dương cung, sau này được đổi tên thành Cảnh Dương cung vào năm 1535.
Cảnh Dương cung
Cảnh Dương cung ở phía Đông lục cung, đối ứng trong Bát quái Đông Bắc cấn vị được gọi là Kỳ đạo quang minh. Nơi đây chỉ là nơi ở của hậu phi vào triều Minh, nhưng đến nhà Thanh thì nơi đây được dùng để lưu trữ sách vở, và không có hậu phi lưu lại. Nơi đây được ghi nhận là chỉ có Hoàng quý phi Vương Thị của Vạn Lịch đế từng ở.
1.9. Vĩnh Hòa cung
Vĩnh Hòa cung được xây dựng vào triều Minh năm Vĩnh Lạc thứ 18 (năm 1420), ban đầu có tên gọi Vĩnh An cung, đến năm Gia Tĩnh thứ 14 mới đổi gọi thành Vĩnh Hòa cung. Ở Triều Thanh, cung vẫn giữ nguyên tên cũ và qua ba lần trùng tu: năm Khang Hi thứ hai 25, năm Càn Long thứ 30 (1765), năm Quang Tự thứ 16 (1890).
Vĩnh Hòa cung
Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Triển lãm “Tranh đại phi tần sinh hoạt” được khai mạc tại Vĩnh Hòa cung, từ đó về sau nơi này trở thành một trong những cung điện được triển lãm thường trực ở Cố cung. Kiến trúc nơi đây cho đến bây giờ cơ bản vẫn được bảo trì dựa trên nguyên bản xây dựng của người xưa gồm: Vĩnh Hòa môn, Vĩnh Hòa cung, Đông Phối điện, Đông Thuận trai, Tỉnh đình.
1.10. Dực Khôn cung
Dực Khôn cung là một trong sáu cung điện thuộc Tây lục cung, nổi tiếng là cung điện nguy nga, tráng lệ, dành cho sủng hậu - phi, song hành với Thừa Càn cung ở Đông lục cung. Nằm ở phía Tây lục cung, nơi đây được xây dựng vào năm 1417. Đây là một trong 12 cung của phi tần thời Minh, Thanh. Có tên gọi ban đầu là Vạn An cung và được đổi thành Dực Khôn cung vào vào thời Gia Tĩnh đế và được để như vậy cho đến bay giờ.
Dực Khôn cung
Chính điện nơi này gồm 5 gian, ngói làm từ gạch lưu ly từ đỉnh chính điện tới hành lang, phía dưới mái hiên làm đấu củng (Kết cấu đặc biệt trong kiến trúc Trung Hoa). Đây cũng là nơi ở của các sủng phi qua các đời.
1.11. Trường Xuân cung
Được xây dựng và hoàn thành năm 1420, nơi này ban đầu để tên là Trường Xuân cung sau được đổi thành Vĩnh Ninh cung vào năm 1535 và được phục dựng Trường Xuân cung vào năm 1615 cho đến bây giờ. Năm Hàm Phong thứ 9, dỡ bỏ Trường Xuân môn và đem hậu viện Khải Tường cung đổi thành Xuyên Đường viện. Vua Hàm Phong tự tay viết bức hoành "Thể Nguyên điện" . Từ đó Khải Tường cung và Trường Xuân cung làm một thể tạo thành Nam - Bắc bốn tiến viện.
Trường Xuân cung
Sau khi Từ Hy Thái hậu băng, Hiếu Định Cảnh hoàng hậu khi đang là Long Dụ Hoàng thái hậu đã cư trú ở đây. Thời Tuyên Thống, đây là chỗ ở của Thục phi Văn Tú trước khi bị quân phiệt Phùng Ngọc Tường đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành.
1.12. Trữ Tú cung
Tên ban đầu cả nơi đây là Thọ Xương cung và được đổi thành Trữ Tú cung vào năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535). Nơi đây đã trải qua nhiều lần tu sữa và tổng kinh phí lên tới 63 vạn lượng bạc ngân. Cấu trúc của Trữ Tú cung bao gồm: tuy Phúc điện, Trữ Tú cung tây thứ gian. Trữ Tú cung Đông sao gian, Dưỡng Hòa điện, Hoãn Phúc điện, Lệ Cảnh hiên, Phương Quang thất, Y lan Quán và giếng nước.
Trữ Tú cung
1.13. Hàm Phúc cung
Hoàn thành vào năm 1420, tên đầu tiên của nơi đây là Thọ An cung và đến năm 1535 thì đổi lại là Hàm Phúc cung và được sử dụng cho đến bây giờ.
Hàm Phúc cung
Những năm Càn Long, ở đây cải lại thành chỗ ở "ngẫu nhiên" của Hoàng đế. năm 1799, Càn Long băng hà, vua Gia Khánh ở đây 10 tháng và hạ lệnh chỉ lót nỉ trắng để tỏ lòng hiếu kính. Những công vụ, chính sử cũng được vua Gia Khánh xử lý tại đây. Đến thời Đạo Quang đế sau khi vua Gia Khánh băng hà cũng ở tại đây để chịu tang vua cha. Sau đó Hàm phúc cung được khôi phục lại là nơi ở cho phi tần.
1.14. Khải Tường cung
Tên ban đầu của nơi này là Vị Ương cung, được đổi thành Khải Tường cung vào năm Gia Tĩnh thứ 14 và sau này được để tên là Thái Cực điện ở thời Thanh mạt. Ban đầu trước chính điện nơi đây có treo tấm biển mang tên Khải Tường cung, sau này vua Càn Long cho làm theo kiểu dáng của 11 cung còn lại và hạ lệnh không được sửa đổi.
Khải Tường cung
Thái Cực điện nguyên chỉ là hai tiến viện, Thanh hậu lỳ tạo phía sau hậu điện của Thái cực điện cùng với Trường Xuân môn dựng thành Xuyên Đường điện. Vì vậy khiến Thái cực điện thông với Trường Xuân cung.
1.15. Vĩnh Thọ cung
Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1420, tên gọi ban đầu của nơi đây là Trường Lạc cung. Năm Gia Tĩnh thứ 14, ở đây được đổi thành Dục Đức cung. Tiếp đó được đổi thành Vĩnh Thọ cung vào năm Vạn Lịch thứ 44 và dùng tên này cho tới bây giờ. Vĩnh Thọ cung là nơi ở của hậu phi qua các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. Năm Sùng Trinh thứ 11, bởi vì xuất hiện nhiều thiên tai nên vua Sùng Trinh tại Vĩnh Thọ cung trai giới. Năm Càn Long thứ 37, Hòa Thạc Hòa Khác công chúa hạ giá; năm Càn Long thứ 54, Cố luân Hòa Hiếu công chúa hạ giá đều tại Vĩnh Thọ cung thiết yến.
Thời kì Quang Đạo đế, giặc trong - ngoài cấu kết, nhưng Thanh đình lại luôn che giấu và đem nhưng mật tấu từ biên cương giấu kín tại Vĩnh Thọ cung. Sau này đến thời vua Quang Tự, Vĩnh Thọ cung bao gồm tiền và hậu điện được sử dụng làm nơi lưu trữ ngự vật. Kiến trúc Vĩnh Thọ cung bao gồm: Vĩnh Thọ môn, Vĩnh Thọ cung, Đông - Tây phối điện, Hậu điện, Tỉnh đình.
2. Những điều thú vị về Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành hay Cố Cung theo cách gọi ngày nay, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, du lịch Trung Quốc bạn hãy ghé qua đây để không bỏ lỡ những điều thú vị. Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 14 Hoàng đế nhà Minh, 10 Hoàng đế nhà Thanh. Nơi này bị bỏ trống vào năm 1912 khi vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị. Bước chân vào khuôn viên Tử Cấm Thành, người ta sẽ thấy đa số gạch lát trên mái các cung điện đều màu vàng. Đây là loại ngói lưu ly vàng. Màu sắc này tương ứng với thổ, là trung tâm ngũ hành. Ngoài ra màu vàng cũng là biểu tượng của sự tôn quý. Trong khi đó, các bức tường được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho tôn nghiêm, may mắn. Vào thời xưa, chỉ có phủ thân vương, đền miếu quan trọng mới được phép dùng màu đỏ.
Tử Cấm Thành - Vẻ đẹp lộng lẫy hoa lệ
Tử Cấm Thành không bao giờ lụt. Hàng trăm năm trôi qua nhưng hệ thống thoát nước ở đây vẫn hoạt động rất tốt. Ngay từ năm đầu xây dựng vào thời nhà Minh, người thiết kế đã xây tuân thủ theo nguyên tắc “bắc cao nam thấp” để nước chảy ra. Ngày nay, ngay cả khi Bắc Kinh chìm trong lụt lội, thì bên trong Tử Cấm Thành vẫn an toàn khô ráo.
Tòa thành nguy nga bậc nhất Trung Quốc
Tử Cấm Thành còn có bảo tàng riêng với bộ sưu tập đồ sộ vô giá. Trong đó, nhiều món đồ quý chưa bao giờ công bố trước công chúng. Hiện tại ở đây lưu giữ hơn 1 triệu món đồ có giá trị, liên quan tới các triều đại vua ở Trung Quốc, bao gồm cả những món lễ vật từ các quốc gia khác mang tới. Số báu vật này được xem là di sản quốc gia, được chính phủ Trung Quốc quản lý và bảo vệ.
Tử Cấm Thành - Nơi những bí mật tồn tại giữa lòng Bắc Kinh hoa lệ
Kể từ thời nhà Thanh, bên trong Tử Cấm Thành phải tuân thủ luật lệ, không một người đàn ông nào được ở lại đây sau khi mặt trời lặn, trừ Hoàng đế. Số 9 là con số may mắn của người Trung Hoa, đồng thời đại diện cho Hoàng đế. Bởi vậy tại Tử Cấm Thành được thiết kế 9 cửa dẫn vào hậu cung. Các cửa này thoạt nhìn giống nhau, nhưng họa tiết hoa văn trang trí có sự khác biệt và không trùng lặp.
Nét đẹp uy nghi giữa chốn hoàng cung Trung Quốc
Tại khu vực cửa của hậu cung xuất hiện cặp sư tử đực và cái nằm tại bệ đá. Sư tử đực giữ quả bóng, biểu tượng của quyền lực. Trong khi đó, sư tử cái giữ sư tử con, biểu tượng của sự sống. Trong các kiến trúc sư tham gia thiết kế xây dựng Tử Cấm Thành, có một người đến từ Việt Nam, tên là Nguyễn An. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn An có tên gọi là A Lưu khi sống ở Trung Quốc. Từ nhỏ, ông đã thể hiện biệt tài về kiến trúc. Sau này, ông được chọn làm thái giám phục vụ trong cung điện thời nhà Minh và tham gia vào công trình này, từ giai đoạn thiết kế, cho tới chỉ đạo thi công, giám sát hiện trường.
Trên đây là những điều có thể bạn chưa biết về các cung cũng như những điều thú vị trong Tử Cấm Thành, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn đọc. Hãy thử một lần đến đây để khám phá và tận mắt thấy được sự uy nghiêm của các cung tại Tử Cấm Thành nhé!
Một số du lịch Tour Trung Quốc mà du khách có thể tham khảo
Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội
Tour Bắc Kinh - Tô Châu - Hàng Châu - Thượng Hải 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội
Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 7 ngày 6 đêm từ TP.HCM
Tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM
Tour Trùng Khánh - Bắc Kinh 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM