Hoa mai là loại cây cảnh truyền thống phổ biến trong văn hóa Việt Nam. Được biết đến với vẻ đẹp tươi sáng của hoa và ý nghĩa tượng trưng về sự may mắn, thịnh vượng. Tùy vào sở thích và mục đích mà sẽ có các kỹ thuật trồng khác nhau. Mời bạn đọc cũng Sinh Học Châu Á - Asia tìm hiểu một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa mai phổ biến.
- Tên khoa học: Ochna integerrima
- Tên gọi khác: hoàng mai, huỳnh mai, lạp mai,…
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa mai
Cây mai (ở đây đề cập đến cây mai vàng Ochna integerrima ) là một loại cây kiểng được giới mộ điệu vô cùng yêu thích.
Bàn về xuất xứ của loài hoa này thì theo ghi nhận của nhiều sử sách thì hoa mai đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây khoảng 3000 năm.
Ở Việt Nam, cây mai trồng hiện nay có xuất xứ từ các cây hoang dại được thuần hóa và đem về trồng. Cây thích ứng tốt với khí hậu nhiệt ở nóng ẩm ở miền Nam.
Hoa mai (vàng) chỉ nở một lần duy nhất trong năm, rơi vào tháng 1 - 2 Dương Lịch trùng với Tết cổ truyền Việt Nam nên có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa người Việt.
Hoa mai là biểu tượng của sự may mắn, giàu sang và phú quý. Dân gian quan niệm rằng vào mùa xuân hoa mai nở càng nhiều thì năm đó gia chủ càng may mắn, phát lộc.
Song song đó, dựa vào đặc tính rễ ăn sâu, khó đổ ngã trước những bất lợi của thời tiết mà cây mai còn là biểu tượng của sự bền bỉ, nhẫn nại của con người.
2. Đặc điểm của cây mai
Hoa mai (Ochna integerrima) là một trong những loại cây kiểng được yêu thích bởi vẻ đẹp quyến rũ nhưng cũng rất thanh thoát. Mai gắn liền với biểu tượng văn hóa và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Hãy cùng khám phá những đặc điểm thực vật học độc đáo của cây hoa mai.
-
Rễ
Rễ mai thuộc dạng rễ cọc đâm sâu xuống đất để cố định cây vững chất và hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ cây có thể đâm sâu 2 - 3 vào lòng đất. Nhờ đó cây hoa mai có thể phát triển được trên cả các vùng đất khô cằn, kém dinh dưỡng.
-
Lá
Cây hoa mai có lá đơn, mọc so le với nhau. Lá của cây mai vàng thường có hình trái xoan hoặc hình bầu dục, nhọn ở phần chóp. Chiều dài lá có thể dao động từ 3 - 10 cm tùy thuộc vào từng loại giống. Lá có xanh bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên, có răng cưa ở viền.
Hoa mai mỗi năm rụng lá một lần, thường rơi vào tháng 1 - tháng 2 Dương lịch.
-
Thân
Thân của cây hoa mai thường mạnh mẽ và cứng cáp, gốc to, lồi lõm, xù xì, có thể phát triển đến chiều cao từ 2 đến 12 mét, thậm chí có thể phát triển lên 20 - 30 mét. Tán lá rộng và dày, mang lại cảm giác mát mẻ và xanh mướt cho bức tranh tự nhiên. Lá của cây mai thường mọc đối và có màu xanh bóng.
-
Hoa
Đối với hoàng mai (Ochna integerrima) có sắc vàng là chủ đạo. Mai vàng thuộc hoa lưỡng tính, mọc thành từng chùm , cuống dài, nằm lơ lửng trên cành, những bông hoa này thường có đường kính từ 2 đến 3 cm.
Ban đầu hoa mọc ra hoa cái, có lớp vỏ lụa bọc ngoài. Sau đó lớp vỏ lụa bung ra và hoa con bên trong nở ra, tốc độ nở rất nhanh.
Cây hoa mai (vàng) có nhiều chủng khác nhau, có loại có cánh lớn, dày cũng có loại cảnh mỏng và nhẹ.
Số lượng cánh hoa có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với các loại mai phát triển len lỏi giữa vách núi (còn được gọi là “mai núi”) thì số cánh hoa có thể lên đến 1 - 18 cánh/hoa, đi kèm là hình dáng thân vô cùng đặc biệt.
Đối với các loại mai phát triển ở rừng ven biển “Mai động” thì có hình dáng suông, tròn, cánh hoa ít và nhiều chùm hoa.
-
Quả
Quả của mai hình thành khi bầu noãn được thụ phấn thành công. Quả ban đầu có màu xanh, sau đó chín thì chuyển sang màu đen, tạo nên sự tương phản đẹp mắt với màu vàng của hoa, điểm xuyến cho vẻ đẹp tinh tế của cây hoa.
Bài viết này Sinh Học Châu Á đã cùng quý độc giả khám phá một số thông tin cơ bản về ý nghĩa và đặc tính thực vật của cây hoa mai. Cùng đón xem nhiều chia sẻ khác ở bài viết tiếp theo tại đây nhé!