1. Computer Science nghĩa là gì?
Computer Science (Khoa học máy tính) nghiên cứu về cách hoạt động của máy tính, bao gồm phần mềm, phần cứng và thuật toán. Trong đó, thuật toán là một danh sách các hướng dẫn để hoàn thành nhiệm vụ. Một thuật toán sẽ cho máy tính biết phải làm gì và cần phải làm như thế nào.
Khoa học máy tính là thuật ngữ rộng lớn để chỉ mọi thứ liên quan đến điện toán, từ trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu đến robot, phát triển game hay an ninh mạng… Các nhà khoa học máy tính sử dụng nhiều thuật toán toán học, quy trình mã hóa và kỹ năng lập trình khác nhau để nghiên cứu và phát triển phần mềm cũng như các hệ thống mới.
2. Lợi ích của ngành Computer Science là gì?
Ngành khoa học máy tính có rất nhiều lợi ích, điển hình là những lợi ích được liệt kê dưới đây.2.1. Cơ hội nghề nghiệp mở rộng
Sở hữu bằng cấp về khoa học máy tính mở ra cho bạn nhiều cơ hội cho nhiều nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, tài chính, sản xuất… Đây là lĩnh vực đảm bảo bạn sẽ có việc làm tốt vì nhu cầu về các chuyên gia khoa học máy tính có trình độ luôn được săn đón.
2.2. Thu nhập cao
Các sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính nằm trong số những sinh viên tốt nghiệp được trả lương cao nhất. Theo cục Thống kê lao động Hoa Kỳ, một nhà khoa học máy tính có mức lương trung bình khoảng từ 160.588 USD/ năm hoặc 52.95 USD/ mỗi giờ. Bên cạnh đó, bạn còn có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong sự nghiệp.
2.3. Khám phá các công nghệ mới
Các chuyên ngành khoa học máy tính đang tạo ra nhiều thành tựu mới bằng kiến thức và kỹ năng của họ. Họ có thể làm việc để phát triển các công nghệ mới nhằm cải thiện cuộc sống, tạo ra phần mềm giáo dục giúp mọi người học tập hay phát triển các hệ thống mới để biến thế giới thành một nơi an toàn hơn. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng các kỹ năng của mình để giúp giải quyết các vấn đề của xã hội và môi trường.
2.4. Phát triển kỹ năng toàn diện
Bên cạnh việc cung cấp cho bạn những kiến thức kỹ thuật cần thiết cho việc phát triển sự nghiệp. Việc học về khoa học máy tính còn giúp cho bạn phát triển toàn diện các kỹ năng của bản thân. Bạn được học các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và giao tiếp. Đây đều là những kỹ năng mà không phải lĩnh vực nào bạn cũng có thể tìm được.
3. Các công việc thuộc lĩnh vực khoa học máy tính
Qua khái niệm Computer Science là gì, chúng ta đã biết khoa học máy tính là một thuật ngữ rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực. Cùng với đó, có nhiều công việc khác nhau trong lĩnh vực này đang rất thu hút các lập trình viên tương lai.
3.1. Kỹ sư phần mềm
Một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất của chuyên ngành khoa học máy tính là kỹ sư phần mềm. Kỹ sư phần mềm sẽ thiết kế, phát triển, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng phần mềm. Họ làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ…
3.2. Quản trị hệ thống
Quản trị viên hệ thống là người quản lý và duy trì hệ thống mạng máy tính. Họ cần đảm bảo mọi hệ thống đều hoạt động trơn tru. Quản trị viên còn tham gia khắc phục sự cố kỹ thuật và hỗ trợ người sử dụng.
3.3. Nhà nghiên cứu khoa học
Nhà nghiên cứu khoa học là một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Các nhà nghiên cứu thường làm việc trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm và phân tích dữ liệu được dùng để phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới.
3.4. Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị viên cơ sở dữ liệu là người quản lý và duy trì tất cả cơ sở dữ liệu. Họ phải đảm bảo dữ liệu chính xác và người dùng có thể truy cập được. Họ cũng tham gia phát triển ứng dụng các cơ sở dữ liệu mới hoặc di chuyển dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác.
3.5. Kỹ sư mạng
Một trong những công việc của ngành cs cũng nhận được không ít sự quan tâm, đó là kỹ sư mạng. Kỹ sư mạng chính là người làm công việc thiết kế, triển khai và bảo trì mạng máy tính bằng nhiều công nghệ khác nhau. Họ thường làm việc trong bộ phận Công nghệ thông tin của một công ty với nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động mạng trơn tru và không bị gián đoạn.
3.6. Kỹ sư an ninh
Chắc hẳn có không ít người thắc mắc kỹ sư an ninh trong ngành computer science là gì mà quan trọng như vậy. Kỹ sư an ninh là người đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng và hệ thống máy tính trước các cuộc tấn công. Họ phát triển các chính sách và quy trình bảo mật nhằm ngăn chặn việc truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu. Các kỹ sự an ninh phải thường xuyên kiểm tra các lỗ hổng của hệ thống và ứng phó kịp thời với các sự cố bảo mật.
3.7. Lập trình viên web
Lập trình viên web mô tả những người chuyên phát triển các ứng dụng World Wide Web. Lập trình viên web chịu trách nhiệm về code, thiết kế và bố cục của 1 trang web. Họ chịu trách nhiệm cho việc xây dựng, phát triển các trang web thương mại điện tử, mua sắm, tin tức…
3.8. Lập trình viên phần mềm
Lập trình viên phần mềm là người kiến tạo và duy trì các ứng dụng phần mềm. Họ cần đảm bảo phần mềm được thiết kế tốt, hiệu quả, thân thiện và đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, các lập trình viên phần mềm còn có thể kiểm tra và gỡ lỗi các ứng dụng phần mềm khi cần.
4. Lời Kết
Đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu Computer Science là gì, lợi ích cũng như các cơ hội việc làm mà bạn có thể có được khi theo đuổi ngành này. Khoa học máy tính là một lĩnh vực thú vị và phát triển nhanh chóng, đồng thời mang lại nhiều cơ hội cho người học.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trìnhthì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé
Nguồn ảnh: ICANTECH.