- ĐẠI CƯƠNG:
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý
của các cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không
bao gồmcác bệnh lý có tổn thương đầu xương,sụn khớp và màng hoạt dịch nhưviêm
khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, ...
Có 3 thể lâm sàng thường gặp của viêm quanh khớp vai: VQKV đơn thuần
thường do bệnh lý gân cơ; VQKV thể đông cứng do viêm dính, co thắt bao khớp,
bao khớp dày, dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo - cánh tay; VQKV thể giả liệt
do đứt gân cơ trên gai. Trên thực tế lâm sàng, các thể trên có thể kết hợp với nhau.
Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm quanh khớp vai là tổn thương các
gân cơ chóp xoay (rotator cuff) bao gồm cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ
tròn bé.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân VQKV là phương pháp điều trị bảo tồn
hiệu quả, giúp bệnh nhân giảm đau, sớm lấy lại chức năng chi trên và cải thiện
được chất lượng cuộc sống.
II. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ:
- Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị:
- Phối hợp điều trị nội khoa, các phương thức vật lý và các phương pháp
tập luyện vận động.
- Mục tiêu: giảmđau, tăng tầmvận động khớp và cải thiện chức năng chi trên.
- Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng:
2.1. Các phương thức điều trị vật lý:
- Nhiệt nóng tại chỗ: parafin , hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm để giảm
đau, giãn cơ, chống viêm và giảm xơ dính.
- Điện phân dẫn thuốc để giảm đau, chống viêm ( Novocain, Salicilat....)
- Điện xung để giảm đau.
2.2. Vận động trị liệu:
- Kéo giãn và di động khớp nhằm làm tăng tầm vận động khớp.
- Tập chủ động với các dụng cụ: các bài tập với gậy, dây, thang tường, ròng
rọc nhằm tăng tầm vận động khớp và tập mạnh các nhóm cơ vùng vai.
- Bài tập Codman đong đưa khớp vai: bài tập này giúp bệnh nhân giảm đau
vai rất tốt, đồng thời làm cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp vai.
2.3. Hoạt động trị liệu:
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có sử
dụng tay như mặc áo quần, tắm rửa, chải tóc,...
III. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỚP VAI HIỆU QUẢ, AN TOÀN:
IV: THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:
Có chế độ sinh hoạt vận động hợp lý. Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần
phải để cho vai được nghỉ ngơi. Tránh lao động nặng và các động tác đưa tay lên
quá đầu lặp đi lặp lại. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cần tái khám định kỳ để theo dõi và điều chỉnh chương trình tập vận động tại nhà
cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.