Đất nước ta có hàng nghìn năm lịch sử với nền văn hóa đa dạng mang bản sắc riêng. Và trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là một nét văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội của nước ta diễn ra ở khắp mọi miền đất nước và nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì.
Xem thêm: Những lễ hội độc đáo chỉ có ở Việt Nam (phần 1)
Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc - Ảnh: sưu tầm
Không chỉ là văn hóa, tín ngưỡng, những lễ hội này còn mang đến trải nghiệm khó quên cho những ai có dịp tham gia.Cùng Mytour tìm hiểu về một số lễ hội độc đáo ở nước ta nhé.
5. LỄ HỘI GIÓNG
Lễ hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là hội Gióng ở làng Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng.
Lễ hội Gióng mô phỏng diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao tinh thần đoàn kết, giáo dục lòng yêu nước của dân tộc.
Đền Phù Đổng, một nơi diễn ra lễ hội - Ảnh: baobinhphuoc
Tượng đài Thánh Gióng trong khu di tích đền Gióng ở Sóc Sơn - Ảnh: Huehoa
Công việc chuẩn bị cho lễ hội Gióng được người dân bắt đầu từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 4 Âm lịch. Với các việc tập dợt chuẩn bị cho ngày chính của hội. Hội Gióng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, diễn ra trong hai ngày mùng 8 và 9 tháng 4 âm lịch. Ngày 9-4 là ngày hội chính, có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng. Múa hát thờ, hội trận... Đây là một lễ hội đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đoàn rước trong hội Gióng - Ảnh: sưu tầm
Rất đông người tham gia lễ rước - Ảnh: wikipedia
Còn hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
6. HỘI RƯỚC “ÔNG” LỢN
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội, lại nô nức tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Lễ hội rước “ông” lợn kéo dài từ mùng 7 đến ngày 15 tháng Giêng, trong đó, màn rước lợn tế lễ lên đình làng diễn ra vào tối ngày 13.
Lễ hội rước “ông” lợn là một trong những lễ hội độc đáo ở nước ta - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội
Trong lễ hội, thôn xóm nào cũng đều sắm sửa lễ để ra đình cúng tế. Lễ vật của mỗi xóm là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con sau đó trang trí thật đẹp mắt. Các “ông” lợn này được rước vào làm lễ sau đó sẽ cùng dự thi. “Ông” lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đoạt giải nhất.
Các ông lợn được chọn làm lễ sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt - Ảnh: sưu tầm
Sau đó lợn sẽ được làm trang trí thật đẹp mắt - Ảnh: sưu tầm
Cả xã có đến hàng chục con lợn lần lượt được rước ra đình, đi theo là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ và các đội múa khác tháp tùng lễ vật rất đông vui nhộn nhịp.
“Ông” lợn được rước ra đình làm lễ - Ảnh: sưu tầm
7. LỄ HỘI MÙA XUÂN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÂY NGUYÊN
Lễ hội mùa xuân còn có cái tên gọi khác là lễ hội mừng lúa mới. Đây là lễ hội tổ chức sau mùa gặt đón năm mới của người Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, M''''''''''''''''nông... Các lễ hội nhỏ trong lễ hội mùa xuân sẽ bắt đầu rải rác từ cuối tháng 12 cho đến hết tháng 3 dương lịch.
Bàn cúng trong lễ hội - Ảnh: Hồng Chiến
Trong lễ hội mùa xuân, chiêng trống luôn rộn ràng - Ảnh: sưu tầm
Vào dịp lễ hội này, mọi gia đình đều khẩn trương đưa lúa về chòi và rước hồn lúa về nhà, đồng thời tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới thóc lúa đầy nhà.
Thầy cúng làm lễ và cầu mong vụ mùa mới bội thu - Ảnh: Hồng Chiến
Xem thêm: Các tour du lịch Tây Nguyên
Trong lễ hội mùa xuân, các buôn làng sẽ cùng đến dự, cứ lần lượt diễn ra trong suốt bảy ngày đêm. Các già làng sẽ là người chủ trì trong các buôn làng của mình. Không khí lễ hội mùa xuân khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt, tiếng chiêng tiếng trống vang khắp núi rừng.
Các cô gái chàng trai hoà vào âm thanh của núi rừng trong mùa hội - Ảnh: sưu tầm
8. LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
Lễ hội Chử Đồng Tử là lễ hội tình yêu độc đáo nhất cả nước. Lễ hội này còn có tên là lễ rước nước sông Hồng được tổ chức vào trung tuần tháng 2 Âm lịch hàng năm để tưởng nhớ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân: Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa. Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra trong 3 ngày ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Lễ hội trên bến sông Hồng - Ảnh: sưu tầm
Mở màn lễ hội là các làng thuộc tổng Mễ tổ chức đội hình rước kiệu thánh từ đình làng về đền. Đi đầu đoàn rước là con rồng dài trên 20 mét được ba chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi. Theo sau là hai hàng các bà, các chị, các cô trang phục đủ sắc màu rực rỡ cùng đồ tế lễ… Tiếp đến là nghi thức rước nước từ sông Hồng về lễ thánh. Sau khi lấy nước ở sông Hồng về, các kiệu trở về đền, đi đầu là hai bô lão cùng hai nam, hai nữ dâng nước vào đền.
Lễ rước kiệu thánh về đình - Ảnh: sưu tầm
Lễ rước nước từ sông Hồng - Ảnh: sưu tầm
Các cô gái rước nước vào đền - Ảnh: sưu tầm
Đông đảo mọi người tham gia lễ hội - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hưng Yên
Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Chử Đồng Tử, dân làng và du khách sẽ được thưởng thức những hoạt động văn hóa mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng sông Hồng như hát ca trù, cờ tướng, chọi gà, cây đu, đập niêu, thả đèn trời…
Ngoài các lễ hội trên thì nước ta còn rất nhiều lễ hội khác diễn ra chủ yếu vào mùa xuân. Chẳng lo xuân này không biết đi đâu chơi gì rồi phải không bạn? Đến với các lễ hội, bạn vừa được chơi vừa được tìm hiểu về văn hóa dân tộc, tiện cả đôi đường rồi!
Vui chơi trong lễ hội ngày xuân, còn gì tuyệt bằng? - Ảnh: sưu tầm
Tùy Phong - Mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..