Hiểu về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc từng loại cây giúp ta tự chủ động khi cần thiết. Với hương vị thơm ngon, cách trồng cây Cherry đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng bTaskee khám phá chi tiết đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc loại quả được mệnh danh là “kim cương cho sức khỏe” ngay dưới đây.
Cây Cherry là cây gì?
Nguồn gốc của cây Cherry
Cây Cherry là một loại quả quen thuộc nằm trong danh sách hàng đầu của các loại trái cây nhập khẩu vào Việt Nam. Chúng không chỉ có hình dáng bắt mắt mà còn sở hữu hương vị ngọt ngào khó cưỡng. Đặc biệt hơn, ở Việt Nam, thời gian gần đây đã có thể trồng được cây Cherry cho quả rất ngon.
Tên khoa học của Cherry là Prunus pseudocerasus, còn được người Việt gọi là quả anh đào. Cây có nguồn gốc từ châu Âu và khi được đưa vào Việt Nam, chúng đã tạo ra cơn sốt trong thị trường hoa quả nhập khẩu bởi vị ngon ngọt và lượng dinh dưỡng có trong.
Ý nghĩa của cây Cherry
Với quả mọng đỏ, tròn xoe và sai trĩu, cây Cherry trở thành biểu tượng của sự sum họp, sung túc và hạnh phúc. Ngoài ra, Cherry còn mang ý nghĩa sâu đậm về tình yêu nồng nhiệt và đam mê.
Cherry thường được dùng để đặt tên cho bé gái với mong muốn con luôn đáng yêu và ngọt ngào. Cherry khi chín có màu đỏ rực rỡ rất đẹp mắt, quả tròn mọng như đôi môi của người con gái tràn đầy sức sống tuổi đôi mươi.
Đặc điểm của cây Cherry
Cherry loại cây có thân gỗ cứng. Ở các nước châu Âu, cây có thể đạt đến chiều cao lên tới 10m với tán lá tỏa rộng. Thân cây Cherry có màu xám bạc đặc trưng.
Lá của cây có màu xanh đậm, hình bầu dục thuôn dài, đầu lá nhọn và từ từ mỏng về phía ngọn lá. Mép lá có răng cưa và gân lá rõ nét, gần giống như hình dạng của lá cây trứng cá.
Hoa của Cherry có màu trắng hoặc hồng rất đẹp mắt, và có thể có hoa màu hồng đậm. Hoa có 5 cánh tương tự như hoa tường vi và cây Cherry có khả năng nở hoa quanh năm.
Quả Cherry mọc thành từng chùm trên cuống dài. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín dần chuyển sang màu đỏ và trở nên mọng nước. Quả cũng có thể có màu vàng hoặc đen, đường kính mỗi quả khoảng 2,5cm.
Cherry có vị ngọt và được coi là loại quả siêu dinh dưỡng. Mùa thu hoạch quả Cherry thường diễn ra vào khoảng tháng 11 hàng năm. Cây Cherry cho rất nhiều quả, màu sắc tươi sáng và căng mọng nổi bật trên nền lá xanh mướt, tạo nên cảnh quan rất đẹp mắt.
Những loại cây Cherry phổ biến
Các loại Cherry phổ biến nhập khẩu vào Việt Nam thường có nguồn gốc từ các quốc gia sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Dưới đây là nguồn gốc của một số loại Cherry thông dụng:
- Cherry Đen (Black Cherry): Thường xuất xứ từ Mỹ, Canada hoặc châu Âu như Pháp, Ý. Là một trong những loại Cherry được ưa chuộng, có vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Quả thường có màu đen hoặc tím đậm.
- Cherry Đỏ (Red Cherry): Có thể được sản xuất từ Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Chile và nhiều nước châu Âu. Loại Cherry này phổ biến với màu đỏ rực rỡ, có hương vị ngọt và đa dạng trong kích thước và hình dáng.
- Cherry Anh Đào (Rainier Cherry): Thường xuất xứ từ Mỹ, đặc biệt là bang Washington, nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng loại Cherry này. Được biết đến với vỏ màu vàng hoặc hồng nhạt, có hương vị ngọt và nhẹ nhàng. Đây là loại Cherry được ưa chuộng vì hương vị đặc trưng và màu sắc bắt mắt.
- Cherry Lapin: Được trồng chủ yếu tại Canada và Mỹ. Đây là loại Cherry chứa sắc tố đỏ chính là anthocyanin - chất chống oxy hóa mạnh rất tốt cho sức khỏe trong việc chống viêm, giảm đau và ngừa ung thư.
- Cherry Bing: Cũng xuất xứ từ khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là từ bang Washington.
Những quốc gia này nổi tiếng với sản xuất Cherry chất lượng cao do có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, từ đó tạo ra các loại Cherry ngon và đa dạng mà thị trường thế giới rất ưa chuộng.
>> Xem thêm: Nên Trồng Cây Gì Trước Nhà? 12 Loại Cây Phong Thủy Tốt
Công dụng của cây Cherry
Cherry được mệnh danh là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng nhất trên thế giới. Trong 100 gram Cherry không hạt, chúng chứa khoảng 1,20 gram đạm, 15mg canxi, 11mg magiê và 0,06mg kẽm.
Ngoài ra, Cherry cũng có hàm lượng Beta carotene cao và chứa tới 0,96 gram chất béo. Đặc biệt, Cherry còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như Anthocyanidins, peobdin và cyanidin, có tác dụng chống oxy hóa.
Trong Cherry cũng rất giàu sắt, kẽm, chất xơ và vitamin A, không chứa cholesterol, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Việc tiêu thụ Cherry giúp cải thiện làn da, có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.
Các chất chống oxy hóa trong Cherry có lợi cho tim mạch, chống ung thư và có thể có tác dụng giảm đau tự nhiên. Cherry cũng được biết đến với khả năng chữa gout, viêm khớp và giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
Cách chăm sóc cây Cherry
Ánh sáng
Cherry là loại cây ưa ánh sáng, ưa nắng nên cần được cung cấp trong điều kiện đầy đủ nhất. Ánh nắng đủ sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng, cho quả mọng đẹp, chất lượng tốt và cao hơn.
Đất
Cây Cherry thích hợp trồng trên nhiều loại đất và dễ dàng trong việc canh tác. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khi trồng Cherry là sự quan tâm đến khả năng thoát nước. Ưu tiên sử dụng đất thịt có chứa cát pha, cùng với nhiều mùn hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc trồng loại cây này.
Đất trồng cây Cherry cần được phủ thêm lớp mùn ở vị trí quanh gốc cây để duy trì độ ẩm và cải thiện độ xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho đất trồng. Việc chuẩn bị đất trồng thích hợp sẽ giúp quá trình trồng cây Cherry hiệu quả hơn, cây sinh trưởng tốt và sớm ra hoa, mang lại năng suất cao và chất lượng đạt chuẩn.
Nước
Cây Cherry không yêu cầu quá nhiều nước, vì vậy khi tưới cần cân nhắc lượng nước để duy trì độ ẩm ổn định. Đặc biệt cần tăng cường tưới nước trong giai đoạn cây ra hoa và đậu quả. Khi bón phân cho cây Cherry, cần chú ý bón phân hàng tháng với lượng vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển và ra quả.
Tưới nước đều đặn mỗi sáng là việc quan trọng để duy trì sức khỏe cho cây. Bạn hạn chế tưới nước vào buổi tối để hạn chế bệnh thường gặp ở cây. Đặc biệt, cần chú ý tăng lượng nước cho cây trong giai đoạn cây ra hoa để có kết quả tốt hơn.
Cây Cherry dễ bị phản ứng với nước nên cần quan sát khả năng thoát nước của đất, đặc biệt là khi mùa mưa đến. Việc tưới nước hàng ngày phải cân nhắc dựa trên điều kiện thời tiết thực tế.
Quan trọng là cân nhắc lượng nước phù hợp cho từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của cây Cherry. Lượng nước phải ổn định và độ ẩm phải điều chỉnh phù hợp để cây có thể phát triển mạnh mẽ, tránh được sâu bệnh và nguy cơ chết do phản ứng với nước.
Nhiệt độ và độ ẩm
Tuy nhiên, đây là giống cây có khả năng chịu nóng kém, ưa mát, chịu lạnh tốt. Bởi thế, nhiệt độ thích hợp để trồng Cherry là là nhiệt độ không dưới -20 độ C khi ra hoa và không dưới 0 độ C khi ra trái non.
Đồng thời, đây cũng là loại cây ưa ẩm trung bình, bởi thế bạn cần chú ý tới việc tưới tiêu hợp lý để duy trì được độ ẩm thích hợp. Tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh chóng, hiệu quả.
Phân bón
Chăm sóc cây Cherry bằng việc bón phân là quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và tăng năng suất thu hoạch. Khi trồng cây này, cần chú ý hai loại phân:
Bón lót:
- Thực hiện bón lót trước khi trồng khoảng 20 ngày để đất được phơi khô đầy đủ.
- Sử dụng phân hữu cơ như Organic 1 hoặc phân hữu cơ 3 con gà trước khi trồng cây Cherry.
- Lượng phân bón từ 1-3kg/gốc trồng giúp cải thiện độ tơi xốp của đất, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ.
Bón thúc:
- Bón thúc đều đặn hàng tháng với lượng phân từ 0.5-1kg/cây/lần để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Sử dụng các loại phân như NPK 17-7-17, NPK 16-9-21, hoặc NPK 12-12-18, NPK 15-15-15+TE vào từng giai đoạn cụ thể để tăng cường năng suất.
- Điều chỉnh lượng phân theo giai đoạn phát triển của cây và đặc biệt cần chú ý khi cây ra hoa, đậu trái và sau thu hoạch.
>> Xem thêm: Cây Trồng Hàng Rào Tuyệt Đẹp Cho Mọi Công Trình
Cách trồng cây Cherry
Cherry là giống cây ôn đới, được trồng nhiều và phổ biến tại các nước Châu Âu bởi điều kiện thời tiết mát mẻ. Người Việt Nam muốn thưởng thức loại trái cây này phải nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam do đó chi phí và giá thành loại trái cây này rất đắt.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Cherry đã được trồng phổ biến tại các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt được trồng nhiều ở các tỉnh Tiền Giang và xã Bình Phú ở Bến Tre.
Dưới đây là cách trồng cây Cherry đơn giản và năng suất cao:
Chuẩn bị dụng cụ:
- Hạt cây nguyên vẹn, chắc khỏe không bị sâu hay hư hỏng
- Túi nhựa dẻo
- Chậu trồng cây
- Đất trồng: Cát, than bùn và đất thịt có pha cát, chứa nhiều mùn hữu cơ.
Cách trồng cây:
Bước 1: Thực hiện quá trình phân tầng đất (tạo mùa đông giả cho hạt)
- Dùng một chiếc hộp nhựa trộn cát và than bùn rêu vào, thêm chút nước để tạo độ ẩm cho đất.
- Bỏ hạt giống cần trồng trong ngăn mát tủ lạnh từ 6 - 8 tuần. Điều chỉnh nhiệt độ từ 1 - 6 độ C để quá trình phân tầng được thực hiện tốt hơn.
- Sau 1 tháng để trong tủ lạnh, bạn hãy kiểm tra xem hạt đã nảy mầm chưa và tiến hành đem hạt gieo trồng xuống đất.
Bước 2: Trồng cây mầm xuống đất
- Nếu trồng trong chậu nhỏ thì mỗi chậu chỉ nên giao một mầm. Nếu trồng trực tiếp dưới đất thì các mầm cần cách nhau từ 15 - 20cm và
- Vùi hạt mầm xuống đất sâu khoảng 1cm so với mặt đất. Thêm phân bón và tưới nước cho đất vừa đủ ẩm, ánh sáng.
- Khi cây đã mọc cây non, phủ thêm một lớp mùn quanh gốc để đảm bảo dinh dưỡng và độ ẩm cần thiết cho cây.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Khi trồng và chăm sóc cây Cherry tại Việt Nam, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và năng suất của cây:
- Chọn địa điểm và chất đất phù hợp: Đất cần tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Vị trí trồng cần đủ ánh nắng mặt trời và thoáng gió.
- Giống Cherry phù hợp: Chọn giống Cherry thích hợp với điều kiện khí hậu cũng như đất đai tại vùng bạn trồng.
- Tưới nước đúng cách: Cherry cần nước đều đặn nhưng cần hạn chế tưới nước vào buổi tối để tránh bệnh tật.
- Bón phân và chăm sóc đất: Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân cân đối để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Thực hiện việc bón phân lót và phân thúc theo hướng dẫn kỹ thuật.
- Kiểm soát sâu bệnh: Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh và áp dụng phương pháp kiểm soát phù hợp.
- Chăm sóc sau thu hoạch: Dọn dẹp vườn, loại bỏ các lá rơi và cành cây để tránh sự lây lan của bệnh tật.
- Theo dõi và điều chỉnh chăm sóc: Theo dõi sự phát triển của cây và điều chỉnh chăm sóc dựa trên nhu cầu cụ thể của loại Cherry bạn trồng.
Chăm sóc cây Cherry đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan sát tỉ mỉ để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ và sản xuất năng suất cao.
Cách cắt tỉa
Thường thì việc cắt tỉa cho cây Cherry được thực hiện vào mùa xuân để giảm nguy cơ bị bệnh bạc lá. Với loại cây ưa ánh sáng như vậy, việc thường xuyên cắt tỉa rất quan trọng.
Giúp tạo không gian thông thoáng, hỗ trợ cho cây phát triển nhanh chóng hơn. Khi đó, mỗi cây trong vườn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn, cải thiện khả năng quang hợp. Đặc biệt, việc cắt tỉa cành và lá cho cây Cherry cần loại bỏ những cành bị nhiễm bệnh hoặc lá đã bị hư hại để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trên diện rộng.
Cách nhân giống
Bạn có thể nhân giống Cherry bằng hạt. Hạt giống được ngâm trong nước sạch khoảng 6 - 10 giờ. Nước ngâm hạt giống cần được chuẩn bị theo tỷ lệ 3 phần lạnh và 1 phần nóng để đảm bảo sự phát triển hợp lý.
Sau quá trình ngâm, hạt giống được ủ trong đất ẩm, đặt ở độ sâu khoảng 2cm. Trong trường hợp thời tiết khô hanh, việc tưới nước cần được chú ý để duy trì độ ẩm phù hợp. Tuyệt đối cần tránh đất quá ẩm để tránh nguy cơ hạt giống bị thối.
Sau khoảng 1 tháng, hạt giống sẽ nảy mầm. Lúc này, việc chăm sóc tiếp tục được thực hiện cho đến khi cây con trở nên cứng cáp. Sau đó, có thể bón phân và tiến hành trồng cây lên vườn đã được chuẩn bị.
Ngoài việc trồng bằng cách gieo hạt, việc sử dụng giống ghép hoặc chiết cũng có thể được xem xét. Việc lựa chọn cây giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh là quan trọng để quá trình canh tác diễn ra thuận lợi.
Các bệnh thường gặp
Dưới đây là một số bệnh mà cây Cherry thường gặp phải:
- Bệnh rệp: Khi thời tiết ẩm ướt, rệp phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, gây thiệt hại cho cây Cherry. Bệnh này khiến cho năng suất giảm và quả không đạt chất lượng, có thể gặp phải tình trạng chua hoặc dị tật. Để ngăn chặn bệnh, có thể sử dụng các loại thiên địch để kiểm soát sự phát triển của rệp trên cây Cherry.
- Sâu đục cành: Bệnh này phổ biến khi cây đang trong giai đoạn phát triển. Sâu thường đẻ trứng trên lá non và thân cây Cherry. Sau khi nở, sâu ăn lá và cành, làm cho cành trở nên yếu và dần chết đi. Để ngăn chặn bệnh này, việc tỉa cắt cành non thường xuyên là cần thiết. Cần loại bỏ nhanh chóng những cành bị bệnh để tránh việc lây lan sang cành khác.
>> Xem thêm: 10+ Cây Trồng Trong Nhà Không Cần Ánh Sáng Phổ Biến
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây Cherry
Hãy cùng bTaskee điểm qua một số hình ảnh về cây Cherry để có cái nhìn tổng quan hơn về loại cây này nhé!
Câu hỏi thường gặp
Qua những thông tin trên, hy vọng bTaskee đã giúp bạn biết thêm những thông tin về loài cây Cherry phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý về những đặc điểm chăm sóc và trồng cây để chúng phát triển và cho quả ngon, năng xuất nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Phát Tài: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây
- Cây Vạn Niên Thanh: Nguồn Gốc - Đặc Điểm - Chủng Loại
- Cây Phượng: Đặc Điểm, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc