1. Các loại chanh phổ biến ở Việt Nam
Chanh ta
Chanh ta có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó dần xuất hiện ở các nước Trung Đông đến vùng biển Caribe, từ đó giống chanh này dần tới các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cho đến hiện tại, chanh ta dường như có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới.
Chanh ta thuộc loài cây bụi, thân cây có nhiều gai nhọn và hiếm khi mọc thẳng mà tỏa nhiều nhánh. Lá có hình bầu dục hơi nhọn ở hai đầu. Hoa chanh thường có màu trắng ngả sang màu vàng, có gân màu tím nhạt.
Thời gian ra quả nhiều nhất của chanh ta là từ tháng 5 tới tháng 9, trái chín sau từ 5 tới 6 tháng từ lúc hoa nở.
Chanh tây
Chanh tây hay chanh vàng được phát triển đầu tiên ở đông bắc Ấn Độ. Sau đó du nhập vào Châu Âu ở gần miền Nam Ý vào khoảng thế kỷ một trong thời La Mã Cổ Đại.
Vào khoảng những năm 1000 và 1150 chanh tây được phân phối rộng rãi khắp Ả Rập và vùng Địa Trung Hải.
Chanh tây thuộc loài cây bụi, quả chanh tây màu vàng có hình bầu dục, điểm đặc biệt của chanh này chính là có hai núm ở đầu, nước chanh chứa khoảng 5% đến 6% axit citric.
Chanh tây ngoài nước chanh được phục vụ cho mục đích ẩm thực và cho các mục đích khác thì thịt quả, vỏ quả và lá cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (ẩm thực, thu tinh dầu, dược phẩm...).
Chanh không hạt
Chanh không hạt hay còn gọi là chanh tứ quý, tên khoa học là Citrus latifolia. Nguồn gốc của chanh không hạt xuất phát từ California, Mỹ được John T. Bearss lai tạo vào năm 1895.
Chanh không hạt có quả với đường kính khoảng 6 cm, nếu so với chanh ta thì chanh không hạt có kích thước lớn hơn, vỏ cứng cáp hơn, thân cây không có gai, quả tạo thành từng chùm, chanh không hạt có lớp vỏ mỏng.
Điểm đặc biệt của giống chanh này chính là không có hạt và vị của quả ít chua hơn và không có vị đắng đặc trưng như chanh ta.
Chanh giấy
Chanh giấy có tên khoa học là Citrus x Latifolia, có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á.
Chanh giấy có thân nhẵn bóng, có loại không có hạt và loại có hạt, quả to và căng tròn, với lớp vỏ mỏng xanh bóng và thơm mùi chanh cùng vị chua rất đặc trưng. Chanh giấy đặc biệt có nhiều nước và rất thơm.
Chanh giấy được trồng nhiều ở miền Nam nước ta. Chanh giấy có tán cây to, hệ thống cành phân bố đều, bộ lá dày đậm màu. Phiến lá to ít bị hoe vàng. Cứ trung bình từ 8 - 15 quả chanh được 1 kg.
Ngoài những giá trị dinh dưỡng thông thường khác thì trong ngành công nghiệp chế biến, chanh giấy còn được sử dụng như một nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra bánh kẹo, nước ép, mỹ phẩm, nước rửa,...
Chanh đào
Chanh đào có nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh thành thuộc phía Bắc và vùng Đà Lạt. Mùa của chanh đào rơi vào tầm tháng 8 tháng 9 hàng năm, vào những ngày của 2 tháng này chanh đào được bày bán rộ trên đường.
Điểm khác biệt với các loại chanh thông thường là chanh đào có phần ruột bên trong hồng đào rất bắt mắt và rất thơm. Vỏ chanh đào thường có lớp vỏ rất mỏng, màu vàng hanh xen màu xanh đẹp mắt chứa nhiều tinh dầu.
Chanh Thái
Chanh Thái hay còn gọi là chanh Thái Lan, chanh Chúc (Trúc), tên khoa học là Citrus hystrix. Chanh Thái có nguồn gốc từ bản địa của Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Chanh Thái hiện được trồng rộng rãi trên thế giới, tại Việt Nam cây chanh Thái mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nhưng phổ biến như một loài cây đặc hữu vùng An Giang.
Người ta trồng chanh Thái để làm gia vị, hương liệu và mỹ phẩm. Điểm đặc biệt của chanh Thái là ở lá của chúng, lá của loại cây này là một gia vị đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan.
Món tom yum của Thái Lan trở thành một tinh hoa ẩm thực là một phần nhờ vào loại cây này, khiến cây chanh này được gọi nôm na với thông dụng của chúng với tên cây "chanh Thái".
2. Các loại chanh độc đáo, mới lạ
Chanh ngón tay
Chanh ngón tay có tên tiếng anh là "finger lime". Sở dĩ loại chanh này có tên là chanh ngón tay bởi nó có hình dạng như ngón tay của con người.
Chanh ngón tay có nguồn gốc từ Úc và được biết đến là loại gia vị ăn kèm phổ biến của những người thổ thân Úc xa xưa cho đến nay tại Úc.
Hiện nay những cây chanh ngón tay to nhất vẫn được nhìn thấy trong những cánh rừng mưa tại ven biển phía đông nước Úc.
Bên ngoài thì có hình dạng như ngón tay, khi bổ ra bên trong sẽ thấy những tép chanh trông không khác gì những quả trứng cá hồi. Vì thế ngoài tên gọi này thì chanh ngón tay còn thường được gọi bằng tên gọi chanh trứng cá hồi.
Cây chanh ngón tay có dạng cây thân thẳng, lá nhỏ hơn so với các loại chanh khác nhưng gai thì lại khá lớn hơn.
Quả chanh nhỏ mọc thuôn dài hình trụ khoảng 10cm. Điểm đặc biệt nữa là quả chanh không chỉ có một màu mà chúng có đến 4 5 màu sắc khác nhau khá bắt mắt. Từ xanh nhat, xanh đậm, đỏ tươi cho đến đỏ hung.
Hoa của chanh ngón tay nhỏ, màu trắng và khá thơm. Khi chín phần vỏ bên ngoài của chanh khá mỏng và mọng nước. Khi bạn bổ đôi quả chanh ra và bóp nhẹ hai đầu thì phần ruột bên trong sẽ trào ra như những trùm trứng cá hồi tuôn ra.
Chanh đỏ (chanh máu)
Tên của quả chanh này đã nói lên được đặc điểm riêng của chúng - chanh đỏ, khác với màu sắc thông thường như những loại dòng họ chanh. Chanh đỏ có màu sắc đỏ sẫm bắt mắt và thu hút ngay ánh nhìn đầu tiên.
Chanh đỏ có đến 2 tên tiếng anh là Red Lime hay Blood Lime. Đây là một trong những loại chanh đặc sản quý hiếm nổi tiếng thế giới của Úc, chúng được xem là niềm tự hào của người dân nơi đây và được trồng với diện tích rất lớn.
Cây chanh đỏ trưởng thành có chiều cao khoảng từ 6-8 mét. Có tán lá rộng với phiến lá dài, thường cây chanh đỏ sẽ ra hoa vào khoảng tháng 7. Hoa của chúng có màu tím bên trong màu trắng khi nở có mùi thơm khá dễ chịu.
Quả chanh đỏ trưởng thành có kích thước khoảng 3-5cm đường kính, có hình dạng quả dài và thường có kích thước to hơn so với các loại chanh thường thấy. Lớp vỏ dày căng bóng màu xanh khi còn non rồi dần dần chuyển dần sang màu đỏ tím khi chín.
Chanh đỏ dự trữ được lâu hơn so với những loài chanh khác, thu hái xong bảo quản nơi thoáng mát có thể để được rất lâu.
Chanh yên (thanh yên)
Chanh yên hay còn gọi là thanh yên, tên khoa học là Citrus limonimedica hay Citrus medica.
Nguồn gốc của thanh yên là loài bản địa của Ấn Độ, Mianma và vùng Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, cây này được trồng từ Lạng Sơn đến Lâm Đồng.
Cây thanh yên là cây gỗ thân nhỏ, có chiều cao từ 2,5m đến 5m. Hoa của thanh yên có mùi thơm, màu trắng pha một chút tím đỏ.
Chanh yên cho quả vào tháng 6 hàng năm, kích thước khá to khoảng (12 - 20) x (8 - 12) cm.
Khi quả chín sẽ có màu vàng, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm, bổ quả chanh ra sẽ thấy cùi trắng khá dày, thịt quả ít, màu trắng và hơi chua.
3. Cách chọn mua chanh tươi không nhiễm độc
Ngửi thử mùi hương
Hãy thử ngửi mùi của quả chanh, nếu chanh có mùi thơm nhẹ vốn có của cây chanh, đó là chanh tươi, còn chanh có mùi hắc, nồng, khó chịu là do có chứa hóa chất, phun xịt thuốc chưa kịp để vơi bớt mùi thì đã đem ra thị trường.Những quả chanh có mùi hắc sẽ không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Quan sát hình dáng quả
Những quả chanh có da láng mịn, căng bóng không xù xì hay vón cục sẽ có lượng vitamin cao hơn so với những quả khác.
Quan sát kích thước quả
Thay vì chọn quả chanh to, hãy chọn quả chanh có kích thước vừa phải nhưng nặng tay, chanh nặng tay sẽ chứa nhiều nước hơn, tươi hơn, chất lượng hơn.
Cũng không nên chọn quả có kích thước quá nhỏ, có thể đó là chanh còn non khi ăn sẽ có vị đắng, thường không chứa nhiều nước và không chứa đủ dưỡng chất cần thiết.
Một điều nữa là những quả chanh với kích thước quá lớn rất có thể được sử dụng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng, nên cũng hạn chế lựa chọn chúng.
Quan sát màu sắc quả
Chọn chanh có màu xanh sáng, da mỏng và tươi tắn, không xuất hiện nấm mốc.
Tránh mua chanh có màu xanh sẫm hoặc có các đốm vàng trên da, thường thì đấy là chanh đã cũ, nước chanh có thể bị ê và không còn đủ vị chua và thơm, còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chú ý đến nguồn gốc
Để biết được chanh có chất lượng hay không, điều đầu tiên nên chú ý đến chính là xuất sứ của chanh.
Đặc biệt trong trường hợp bạn dùng vỏ chanh để làm bánh hay ăn trực tiếp thì cần nên để ý điều này. Quá trình canh tác là yếu tố quyết định xem chanh có bị nhiễm độc hay không. Vì thế, bạn nên lựa chọn loại quả có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc hỏi người bán hàng về nguồn gốc, xuất xứ.
4. Cách bảo quản chanh dùng được lâu
Nếu biết cách bảo quản chanh đúng cách, chanh sẽ dự trữ được lâu hơn bình thường đấy.
Trước khi cất giữ chanh, chúng ta hãy rửa sạch chanh với nước, để loại bỏ những tạp chất và bụi bẩn bám bên ngoài. Sau đó để ráo nước cho chanh khô hoàn toàn hoặc dùng khăn giấy lau khô.
Dùng giấy báo hoặc màng bọc thực phẩm quấn kín từng quả chanh lại.Cho vào túi nilon và dữ trữ ở ngăn mát tủ lạnh.Với cách này sẽ giúp chanh giữ được độ tươi lâu hơn đấy!
CLICK xem ngay dao làm bếp đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số dao làm bếp nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Vừa rồi Điện máy XANH đã cùng các bạn tìm hiểu về tổng hợp các loại chanh, cách chọn mua và cách bảo quản chanh dùng được lâu. Hy vọng bài viết có thể cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để biết thêm nhiều kiến thức khác nhé!
Nguồn thông tin tham khảo từ nguồn Wikipedia