Trải qua hàng loạt những thăng trầm trong lịch sử, Đế chế La Mã cổ đại ngày nào giờ chỉ còn đọng lại những tàn tích hoang sơ. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tồn tại một công trình kiến trúc hiên ngang, vững chắc với tên gọi là Đấu trường La Mã - Nơi được xem là “chứng nhân lịch sử” cho sự thịnh vượng của một Đế chế trong quá khứ. Cùng theo chân EuroTravel khám phá công trình hùng vĩ này qua bài viết dưới đây!
1. Đôi nét về Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã là một đấu trường lớn, nằm ở thủ đô Rome vĩnh hằng của nước Ý. Được biết đến qua cái tên đầu tiên theo tiếng Latinh là Amphitheatrum Flavium, công trình này được mệnh danh là kiệt tác trường tồn cùng thời gian. Hơn thế nữa, đấu trường này nổi tiếng là một trong bảy kỳ quan bậc nhất thế giới.
Thông tin về Đấu trường La Mã Vị trí Vùng III Isis và Serapis của thủ đô Rome Toạ độ 41°53′25″B 12°29′32″Đ Người xây dựng Vespasian, Titus Năm xây dựng 70-80 SCN ; 1943 năm trướcĐược bắt đầu xây dựng vào những năm 72 sau công nguyên dưới thời Hoàng đế Vespasian nhưng đến năm 80, đấu trường mới được hoàn thành dưới sự trị vì của Hoàng đế Titus. Trong quá khứ, Đấu trường La Mã có sức chứa lên đến 55.000 khán giả.
Dưới những chuyển biến của lịch sử, công trường liên tục được thay đổi và hoàn thiện dưới nhiều triều vua kế tiếp. Với bề dày hơn 2000 năm tuổi, Đấu trường La Mã đã chứng kiến hàng loạt những thăng trầm của các cuộc chiến trong quá khứ, tuy nhiên nơi này vẫn trường tồn sừng sững ở đó như một “kiệt tác của thời gian”.
2. Cách di chuyển đến Đấu trường La Mã
Địa chỉ của Đấu trường La Mã là “Piazza del Colosseo, 1, Rome, Ý”. Nếu như bạn có thể di chuyển trong thành phố bằng xe hơi thì có thể ghi chú lại địa chỉ này để có thể đi tới Đấu trường La Mã một cách nhanh chóng nhất.
Để đi đến Đấu trường La Mã thật ra không hề khó khăn. Nếu như bạn muốn sử dụng các loại phương tiện công cộng như là tàu điện ngầm, xe buýt, hoặc là tàu, bạn có thể tham khảo những tuyến xe sau đây:
- Tuyến tàu Metro B, điểm dừng tại Đấu trường La Mã.
- Tuyến xe buýt 51, 75, 81, 85, 87, và 118.
- Trạm tàu tuyến 3.
Bên trên là những tuyến sử dụng các loại phương tiện công cộng có thể đưa bạn tới Đấu trường La Mã dù là từ bất cứ đâu trên thủ đô Rome.
Ngoài ra, nếu như bạn quan tâm đến sự cá nhân và ngại sử dụng phương tiện công cộng thì bạn hoàn toàn có thể bắt taxi, tuy nhiên, hãy tìm kiếm thêm thông tin về các hãng taxi uy tín và hợp pháp tại Rome, tránh trường hợp bị lừa đảo
Tham khảo: Tour du lịch Ý tại EuroTravel
3. Kiến trúc của Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã, một trong những kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất của đế chế La Mã, vẫn đứng sừng sững giữa lòng Rome sau hơn 2000 năm. Với kích thước khổng lồ, cấu trúc tinh xảo và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, Đấu trường La Mã luôn là điểm đến hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng giữa ba ngọn đồi Caeli, Palatine và Esquiline, Đấu trường La Mã có hình dáng elip với chu vi lên đến 543 mét, tương đương với chiều cao 48 mét, chiều dài 189 mét và chiều rộng 156 mét. Điều này khiến Đấu trường La Mã trở thành một trong những công trình kiến trúc lớn nhất và phức tạp nhất thời bấy giờ.
Toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá Travertine chắc chắn, mang đến một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa tráng lệ. Đặc biệt, hệ thống mái vòm, hành lang và bậc thang được bố trí một cách khoa học, giúp hàng vạn khán giả có thể dễ dàng ra vào đấu trường chỉ trong vài phút.
Đấu trường La Mã là sự kết hợp hài hòa của ba phong cách kiến trúc chính của người La Mã: Doric, Ionic và Corinthian. Tầng trệt với phong cách Doric khỏe khoắn dành cho tầng lớp quý tộc, tầng hai với phong cách Ionic uyển chuyển dành cho tầng lớp trung lưu, và tầng ba với phong cách Corinthian trang trí cầu kỳ dành cho tầng lớp thường dân.
Cấu trúc bên trong:
- Đấu trường: Trung tâm của Đấu trường La Mã là một sàn đấu hình elip được phủ cát. Đây là nơi diễn ra các cuộc đấu thú khốc liệt và các sự kiện giải trí khác. Dù ngày nay sàn đấu đã không còn lớp cát phủ, nhưng hệ thống đường hầm và phòng bên dưới vẫn còn được bảo tồn, cho thấy sự phức tạp của cấu trúc này.
- Các lối vào: Đấu trường La Mã có tổng cộng 80 mái vòm, mỗi mái vòm là một lối vào. Trong khi 76 lối vào được đánh số và dành cho khán giả bình thường, có 4 lối vào đặc biệt dành cho hoàng đế, các quan chức và những người tham gia biểu diễn. Sự phân chia rõ ràng này cho thấy sự phân cấp nghiêm ngặt trong xã hội La Mã thời đó.
- Khán đài: Khán đài của Đấu trường La Mã có sức chứa lên đến 50.000 - 80.000 người xem. Chúng được chia thành 5 khu vực nằm ngang (maeniana), mỗi khu vực dành cho một tầng lớp xã hội khác nhau. Phần gần đấu trường nhất (podium) dành cho giới quý tộc, tiếp đến là các hiệp sĩ và cuối cùng là tầng lớp thường dân.
- Hệ thống mái che: Để bảo vệ khán giả khỏi ánh nắng mặt trời, Đấu trường La Mã được trang bị một hệ thống mái che di động bằng gỗ và vải (velum). Hệ thống này được điều khiển bằng các dây cáp và ròng rọc, cho phép người La Mã cổ đại điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào đấu trường.
4. Hành trình khám phá Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã là một trong những đấu trường vĩ đại còn lưu giữ đến tận ngày nay. Không chỉ đại diện cho nền tinh hoa văn hóa nhân loại, nơi này còn “minh chứng sống” cho triều đại phồn thịnh trong quá khứ. Cùng EuroTravel khám phá Đấu trường Colosseum vĩ đại qua những tàn tích lịch sử sau:
4.1. Các khu vực bên trong Đấu trường La Mã
Sàn đấu và Hypogeum
Sàn đấu và Hypogeum là khu vực trung tâm của Đấu trường La Mã, nơi từng diễn ra các cuộc chiến khốc liệt giữa võ sĩ và loài mãnh thú.
Về phần Hypogeum, nó là một phần của mạng lưới đường hầm Đấu trường La Mã và khu vực chuồng thú. Từ thời cổ đại, Hypogeum là nơi chuẩn bị của các võ sĩ, nô lệ và mãnh thú trước khi thi đấu. Tuy nhiên, Hypogeum được thêm vào từ đời vua Domitian, nó không phải là phần kiến trúc vốn có từ ban đầu.
Khu vực khán đài
Bao quanh sàn đấu và Hypogeum chính là khu vực khán đài, nơi nổi tiếng với sức chứa hơn 50.000 người trong quá khứ.Các chỗ ngồi trên khán đài Đấu trường La Mã được sắp xếp theo nguồn gốc và chức tước của người xem. Thông thường, hàng ghế đầu tiên với kết cấu hoa cương được dành riêng cho hoàng đế và các vị quan tước. Tiếp đến là 14 hàng ghế được thi công bằng đá sa thạch là chỗ ngồi của các kỵ sĩ. Các dãy tiếp theo sẽ được chia thành ba khu, khu đầu tiền dành cho những người giàu có, khu trên cùng dành cho những tầng lớp nghèo và cuối cùng là khu vực trên cao và xa sân khấu nhất được dành cho phụ nữ.
4.2. Các khu vực lân cận Đấu trường La Mã
Đấu trường La Mã chỉ là một địa danh nhỏ nằm trong quần thể di tích La Mã cổ đại của thành Roma.
Tham quan đấu trường, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của quần thể này qua các điểm đến dưới đây:
Khải hoàn môn Constantine
Ngay từ bên ngoài của Đấu trường La Mã có thể thấy ngay công trình. Khải hoàn môn Constantinus là Khải hoàn môn La Mã lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất cho đến ngày này.
Khải hoàn môn Constantinus đóng vai trò quan trọng trong việc hợp pháp hóa sự cai trị của Hoàng đế Constantine Đại đế. Giúp ông trở thành người cai trị duy nhất của Đế chế La Mã.
Công trường La Mã
Công trường La Mã là một quảng trường hình chữ nhật được bao bọc bởi các tàn tích kiến trúc cổ đại của trung tâm thủ đô Roma. Từ nhiều thế kỷ trước, nơi đây chính là trung tâm hành chính, tôn giáo và thương mại của Đế chế La Mã cổ đại.
Trải dài khắp công trường La Mã là một tàn tính đa dạng những công trình kiến trúc rời rạc và công cuộc khai quật khảo cổ.
Đồi Palatine
Đồi Palatine là một trong 7 ngọn đồi nổi tiếng nhất tại thành cổ Roma, nơi từng được tuyên truyền là khởi nguồn của một Đế chế La Mã vĩ đại. Nằm ở vị trí đắc địa của trung tâm thành phố, ngọn đồi Palatine có tầm nhìn bao quát toàn bộ khu quần thể di tích La Mã cổ đại.
Nhà thờ San Pietro ở Vincoli
Là một nhà thờ nhỏ chỉ cách Đấu trường La Mã 7 phút đi bộ. Đây quả là một viên ngọc ẩn của thành phố Rome vì khi nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy nơi này chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng khi đã đi vào bên trong thì mọi thứ mới trở nên thú vị. Nơi này có một thứ bạn nhất định phải chiêm ngưỡng, đó chính là bức tượng nổi tiếng Moses cực kỳ ấn tượng của nhà nghệ thuật Michelangelo.
Khu phố Rione Monti
Sau một ngày khám phá sự hùng vĩ của Đấu trường La Mã, Công trường La Mã và Đồi Palatine, bạn có lẽ sẽ cảm thấy mệt mỏi và cần nạp năng lượng bằng ẩm thực địa phương nơi đây. Thay vì khuất phục trước những cái bẫy được tạo ra chỉ để cho khách du lịch, hãy mạnh dạn đi đến khu phố Monti quyến rũ, chỉ cách Đấu trường La Mã một đoạn đi bộ ngắn.
Từng là một khu ổ chuột đổ nát được gọi là Subura, Monti đã trải qua một sự chuyển mình đáng kinh ngạc. Ngày nay, đây là một khu phố đẹp như tranh vẽ với những con phố lát đá cuội quanh co, những quảng trường đầy quyến rũ và một quang cảnh ẩm thực cực kỳ sôi động. Khi mặt trời bắt đầu lặn, khu phố trở nên sống động kể cả với người dân địa phương và du khách, hãy hít thở lấy không khí đặc trưng của một con đường ẩm thực tại Ý và tận hưởng giờ khai vị tuyệt vời nhất.
5. Những điều thú vị về đấu trường La Mã
Tuy là công trình với quy mô đồ sộ, được ví von là có vẻ đẹp trường tồn với thời gian. Thế nhưng Đấu trường La Mã lại ẩn chứa một số thông tin thú vị không phải ai cũng biết đến.
- Từng là nơi xảy ra các trận chiến tàn bạo và đẫm máu
- Giải đấu đầu tiên tại đấu trường Rome được diễn ra đến 100 ngày
- Trưng bày cả một hệ thống bán vé ghi rõ số cổng, số tầng và số khu được ngồi dành cho khán giả
- Có đến 100.000 mét khối hoa cương được sử dụng để xây dựng đấu trường
- Ngày xưa, phụ nữ có quyền tham gia các trận đấu tại đây, đấu sĩ nữ sẽ được gọi là Gladiatrice.
6. Lưu ý khi du lịch tại đấu trường La Mã
Để giúp chuyến tham quan Đấu trường La Mã diễn ra hoàn hảo, du khách cần “bỏ túi” những lưu ý như sau:
- Nên du ngoạn Đấu trường Colosseum trước sau đó mới tới các địa danh khác trong quần thể, vì nơi này khá đông đúc và phải xếp hàng khá lâu.
- Sau khi đi qua khu vực soát vé, du khách nên đi theo chỉ dễ để vào khu vực tham quan, có thể đi theo thứ tự Sàn đấu - Hypogeum - Khán đài.
- Nên di chuyển đến địa điểm vào buổi sáng để tránh việc chen chúc và đợi xếp hàng.
- Các thiết bị như gậy tự sướng hoặc Flycam đều bị cấm sử dụng khi tham quan Đấu trường La Mã.
- Có thể di chuyển đến điểm tham quan bằng tàu điện ngầm hoặc xe bus.
- Tự bảo vệ tư trang và túi xách cẩn thận bởi vì thành phố Rome có tỉ lệ trộm cắp và móc túi cao nhất Châu Âu.
7. Những câu hỏi thường gặp
7.1. Đấu trường La Mã nằm ở đâu?
Hiện nay, Đấu trường La Mã nằm tại thủ đô Roma của nước Ý, đây được xem là biểu tượng văn hóa và là niềm kiêu hãnh của người dân nơi đây.
7.2. Đấu trường La Mã được xây dựng năm nào?
Công trình vĩ đại này được khởi công vào khoảng thời gian 70-72 sau công nguyên dưới sự trị vì của Hoàng đế Vespasian. Mãi đến năm 80, Đấu trường La Mã được hoàn thiện dưới thời Titus.
7.3. Đấu trường La Mã có thiết kế như thế nào?
Mang sắc vóc hoàn toàn khác biệt với kiến trúc thông thường của các đấu trường thời xưa, công trình Đấu trường Colosseum được phác họa theo kết cấu đứng tự do trong hình dạng elip khổng lồ.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp du khách có cái nhìn tổng quan về Đấu trường La Mã - Nơi được ví von là “kiệt tác kiến trúc trường tồn của thời gian”. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn tour du lịch Châu Âu cao cấp, liên hệ EuroTravel ngay để được hỗ trợ nhanh chóng!
8. Hình ảnh thực tế
Để chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của công trình Đấu trường La Mã, Du Khách có thể đăng ký ngay tour du lịch Châu Âu cao cấp tại EuroTravel. Một số tour du lịch qua Ý nổi trội như:
- Tour Châu Âu 3 nước 2023 - Hành trình nghỉ dưỡng: Pháp - Thụy Sĩ - Ý
- Du lịch Châu Âu 4 nước đẹp nhất địa Trung Hải 2023: Pháp - Thụy Sĩ - Ý - Tây Ban Nha
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp Du Khách có cái nhìn tổng quan về Đấu trường La Mã - Nơi được ví von là “kiệt tác kiến trúc trường tồn của thời gian”. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn tour du lịch Châu Âu cao cấp, liên hệ EuroTravel ngay để được hỗ trợ nhanh chóng!
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH CHÂU ÂU
- Trụ sở chính: 352 - 354 - 356 Lê Văn Sỹ, Phường 2, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Hà Nội: Lầu 6, Tòa nhà Imperial Suite, 71 phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình
- Tổng đài: 1800 1021
- Email: info@eurotravel.com.vn
- Website: www.eurotravel.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/eurotravelvietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/eurotravelvietnam/
- Twitter: https://twitter.com/eurotravelvn/