Ngày vía cha Ngọc Hoàng Thượng đế hay còn gọi là cúng Vía trời mùng 9 Tết, lễ cúng Ngọc Hoàng đại đế. Phong tục cúng Ngọc Hoàng mùng 9 tết này được xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng của người gốc Hoa. Vậy mùng 9 Tết 2024 là ngày mấy Dương lịch, cúng mùng 9 đầu năm gồm những gì? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc cách chuẩn bị mâm cúng mùng 9 tháng Giêng, bài cúng vía Ngọc Hoàng để các bạn tham khảo sử dụng trong nghi lễ cúng mùng 9 đầu năm Giáp Thìn.
- Cách viết sớ giải hạn 2024
Cúng vía Ngọc Hoàng là một trong những hoạt động phổ biến vào dịp Tết. Tuy nhiên cho đến ngày nay không phải ai cũng hiểu rõ về nghi lễ cúng Vía trời ngày mùng 9 Tết. Sau đây là một số thông tin về lễ cúng mùng 9 tháng Giêng Hoatieu xin chia sẻ để bạn đọc cùng tham khảo.
1. Mùng 9 tháng Giêng là ngày gì?
Đầu năm mới là thời điểm có rất nhiều lễ cúng tâm linh đặc biệt mà các bạn cần lưu ý không nên bỏ qua để ước mong một năm mới an khang, may mắn. Một trong những ngày lễ đầu năm rất quan trọng, đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt là ngày cúng vía Trời (vía Ngọc Hoàng) được diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng.
Hằng năm vào ngày Mùng 9 tháng Giêng hay còn gọi là ngày Thánh Đản, ngày vía Ngọc Hoàng. Phong tục cúng Ngọc Hoàng vào ngày này được xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng của người gốc Hoa.
Người xưa quan niệm rằng: vào ngày này, Ngọc Hoàng sẽ xuống hạ giới và được rất nhiều thần tiên nghênh đón như: Phúc Lộc Thọ, Thổ Công, Táo Quân, Địa Phủ, Thành Hoàng, Thổ Địa, thần sông, thần núi, thần đường, thần giếng, thần cửa, thần cây,… Vào thời gian này, tại hạ giới sẽ làm lễ cầu phúc.
=> Như vậy, ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày vía Ngọc Hoàng.
2. Mùng 9 Tết 2024 là ngày mấy Dương lịch
Mùng 9 Tết năm 2024 là ngày Chủ Nhật, tức ngày 18-2-2024 dương lịch, là ngày Nhâm Tý tháng Bính Dần năm Giáp Thìn.
Giờ hoàng đạo ngày mùng 9 Tết
- Tí (23:00-0:59)
- Sửu (1:00-2:59)
- Mão (5:00-6:59)
- Ngọ (11:00-12:59)
- Thân (15:00-16:59)
- Dậu (17:00-18:59)
3. Ý nghĩa cúng Vía trời ngày mùng 9
Lễ cúng mùng 9 tháng giêng đầu năm, như đã nói thì đây là lễ cúng Ngọc Hoàng. Đây không chỉ là một nghi lễ đơn giản mà còn là một nghi lễ mang rất nhiều ý nghĩa. Thời điểm đầu năm mới, đây còn được biết đến là thời điểm khởi đầu cho rất nhiều sự hy vọng. Chính vì vậy, con người sử dụng ngày cúng này để xin ban phước lành, thuận buồm xuôi gió, sức khỏe - gia đình - công việc luôn luôn được suôn sẻ. Đặc biệt, đối với những người làm nông, lễ cúng này là mong ước, Ngọc Hoàng đại đế sẽ giúp người dân có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
4. Mâm cúng mùng 9 tháng Giêng 2024
Ngày vía Ngọc Hoàng, bạn cần chuẩn bị những lễ vật như sau:
- Nhang
- Đèn cầy (hoặc có thể dùng nến)
- 1 bình hoa tươi
- Trà hoặc nước lọc
- 1 đĩa trái cây
- Phẩm...
Lễ vật cúng vía Ngọc Hoàng còn được gọi là "lục lễ". Các loại nhang, đèn, hoa, quả... không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, với phần trà dâng lên cúng Ngọc Hoàng thì có khác một chút. Trà cúng vía Ngọc Hoàng Thượng Đế là loại trà khô, được rót vào 9 chiếc chén nhỏ.
Ngoài ra, một lễ vật khiến nhiều người băn khoăn đó chính là "phẩm". Phẩm ở đây được hiểu chính là vật phẩm để cúng tế Ngọc Hoàng. Các loại vật phẩm này phải là đồ khô, ví dụ như bột khoai mì, nấm đông cô, tàu hũ, nấm phổ tai, táo tàu sấy, bún khô... Bên cạnh đó, khi chọn vật phẩm cúng tế, bạn cũng nên để ý tới số lượng, số lượng vật phẩm nên là số lẻ 3, 5 hoặc 7.
Đường thỏi cúng mùng 9 tháng giêng
Bên cạnh lục lễ, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm đường đổ khuôn, vàng mã và mía. Phần mía gia chủ cần mua 1 cặp vỏ vàng, còn nguyên cả ngọn. Còn phần đường đổ khuôn, gia chủ cũng có thể mua từ trước Tết.
Về vàng mã cúng vía trời, gia chủ có thể chuẩn bị những thếp tiền vàng có màu vàng càng tốt cùng 1 cặp thùng giấy (1 chiếc màu vàng, 1 chiếc màu bạc).
5. Tại sao cúng vía ngày mùng 9
Việc lựa chọn ngày mùng 9 để cúng vía trời, chủ yếu là phong tục xuất phát từ văn hóa Trung Quốc. Ngày này có nhiều tên gọi là cúng vía trời hoặc cúng Ngọc Hoàng. Dựa theo văn hóa và tín ngưỡng thì các con số từ 1 tới 9 đều có những ý nghĩa riêng của mình, vì thế mà ngày mùng 9 đã được lựa chọn để làm lễ văn khấn cúng Ngọc Hoàng.
- Ngày số 1: tượng trưng cho sự lớn lao và vĩ đại mà tạo hóa mang đến.
- Ngày số 2: tượng trưng cho trời và đất trong nhân gian.
- Ngày số 3: tượng trưng cho tam tài gồm thiên - địa - nhân.
- Ngày số 4: tượng trưng cho khí tượng gồm nhật - nguyệt - tinh - thần.
- Ngày số 5: tượng trưng cho ngũ hành gồm kim - mộc - thủy - hỏa - thổ.
- Ngày số 6: tượng trưng cho sự hòa hợp 4 phương gồm đông - tây - nam - bắc.
- Ngày số 7: tượng trưng cho chòm sao Bắc Đẩu.
- Ngày số 8: tượng trưng cho bát quái gồm càn - cấn - khảm - chấn - tốn - ly - đoài - khôn.
- Ngày số 9: tượng trưng cho sự bao la rộng lớn của 9 phương trời.
Vậy cho nên ngày số 9 kể từ tết nguyên đán đã được chọn để đọc văn khấn cúng Ngọc Hoàng, thể hiện được rõ ràng thế giới. Cụ thể hơn là thể hiện sự tôn sùng đối với Ngọc Hoàng - người mang toàn quyền trong trời đất, điều khiển vạn vật dưới nhân gian.
6. Văn khấn Ngọc Hoàng Thượng đế
Văn khấn cúng vía Ngọc Hoàng thượng đế mùng 9 Tết Giáp Thìn 2024 là một phần quan trọng cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau khi bày biện lễ vật xong, các bạn có thể tham khảo bài văn cúng Vía trời ngày mùng 9 tháng Giêng dưới đây:
- Văn khấn Ngọc Hoàng thượng đế
Văn khấn cầu duyên tại chùa Ngọc Hoàng
Bên cạnh cầu con, cầu tài lộc, công danh, các bạn có thể cầu duyên tại chùa Ngọc Hoàng, tại bàn thờ Ông Tơ Bà Nguyệt rất linh nghiệm. Văn khấn cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng tương tự như cách cầu duyên ở chùa Hà (Hà Nội). Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật (thẻ hương, sớ dâng, hoa quả, tiền vàng...) và đọc văn khấn như sau:
7. Giờ đẹp cúng Vía Ngọc Hoàng 2024
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng Ngọc Hoàng phải được tiến hành vào giờ Tý (23 đến 1 giờ sáng). Đây là thời điểm bắt đầu ngày mới, khi mặt trời còn chưa mọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.