Tuổi dậy thì là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, đặt biệt là các bé gái. Giai đoạn này chuyển tiếp từ trẻ em lên tuổi trưởng thành nên có một số điểm tâm sinh lý thay đổi có thể khiến các bé gái ngỡ ngàng. Một trong những thay đổi đó là chứng "mệt tim". Nhưng đi khám tim vẫn thấy "tim bình thường". Như vậy là bệnh gì?
1Vậy chứng mệt tim là gì? Có nguy hiểm hay không?
Chứng đó, ngành y khoa gọi là chứng "loạn thần kinh tim". Người bị bệnh phần lớn là phụ nữ, nhất là các thiếu nữ trẻ tuổi. Những người này như tức ngực, khó thở, đau nhói vùng tim, nhất là khi có một chuyện gì gây sợ hãi lo lắng. Có trường hợp, khi nhận được một tin buồn đột ngột, thì cảm thấy chóng mặt, vã mồ hôi, có khi té xỉu. Tuy nhiên, chỉ sau đó một lát, lại trở lại bình thường.
2Nguyên nhân của chứng mệt tim
Nguyên nhân của chứng này là do hệ thần kinh tim hoạt động không bình thường, bị rối loạn và do đó được gọi là chứng "loạn thần kinh tim". Trái tim con người hoạt động được là do sự điều hành của một hệ thần kinh riêng của trái tim, gọi là hệ thần kinh tim. Trái tim đập nhanh, đập chậm, đập yếu,... là do hệ thần kinh này. Tuy nhiên hệ thần kinh lại chịu sự chi phối của thần kinh trung ương (não). Do đó, nếu thần kinh trung ương "vững mạnh" này, những xúc cảm mạnh như: lo lắng, buồn giận, sợ hãi... không hề ảnh hưởng tới tim, không làm tim đập nhanh, đập mạnh, không gây khó chịu gì đáng kể. Ngược lại, ở những người thần kinh "yếu" thì những xúc cảm trên sẽ gây một số rối loạn cho hoạt động của tim: làm tim đập nhanh, đập nhanh (đánh trống ngực), tạo ra cảm giác tức ngực, khó thở, có khi thấy như đau nhoi nhói vùng tim. Nặng nữa, có thể làm vã mồ hôi, té xỉu (ngất).
Tuy nhiên những em này - thường được bà con ta gọi là có chứng "yếu tim" - vẫn không hề có một tổn thương nào ở tim cả; các triệu chứng xảy ra chỉ là do "yếu thần kinh". Vì vậy, đi khám tim, làm điện tim, chụp hình tim, thường được trả lời là "tim bình thường".
3Có thể chữa trị chứng mệt tim này không?
Dĩ nhiên là có. Bạn có thể làm một số việc sau:
- Cho trẻ tiếp xúc với xã hội, với bạn bè... nhiều hơn nữa, để trẻ quen dần với mọi thay đổi ngoài đời. Chọn cho trẻ chơi với những người bạn tốt , có tính tình vui vẻ, cởi mở. Tránh cho các em các chuyện buồn. Không để các em đọc những truyện, những tiểu thuyết loại "lâm ly, bi đát", luôn tạo một không khí vui vẻ với các em. Những điều này dần dần sẽ giúp cho thần kinh các em được ổn định.
- Việc rèn luyện cơ thể cũng cần được chú ý. Nên cho các em tập thể, chơi thể thao... Trong việc ăn uống, cần cho ăn đủ chất bổ dưỡng. Những việc này sẽ góp phần làm cho cơ thể các em khỏe lên, và từ đó cũng làm cho các em được "khỏe thần kinh" và "khỏe tim" hơn lên. Điều đáng chú ý là không cho các em dùng các chất kích thích như cà phê, bia,...
- Cuối cùng, có thể cho các em dùng một ít thuốc an thần, nhất là trong những lúc hồi hộp, "nhảy tim", "mệt tim" nhiều. Loại thuốc thông dụng, dễ sử dụng hơn cả là Cortonyl. Đối với các em nữ sinh ở tuổi dậy thì hoặc mới qua tuổi dậy thì, liều trung bình là: mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30-50 giọt.
- Có thể dùng các thuốc an thần loại mạnh hơn. Thí dụ: Diazépam viên 5mg, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 viên. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc này, cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước.
Chứng "mệt tim" là những thay đổi tâm sinh lý khi bước qua tuổi dậy thì ở các bé gái. Bệnh này thật sự không đáng ngại tuy nhiên nếu bệnh kéo dài thì bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở ý tế để điều trị kịp thời.
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ - trang 124 đến 126 )
An Khang