Cây kim tiền không chỉ được biết đến là một loại cây phong thủy mà nó còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là tốt cho hệ hô hấp nhờ vào khả năng lọc không khí. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta những công dụng nổi bật của cây kim tiền và một số lưu ý khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Top 6+ công dụng của cây kim tiền
Cây kim tiền có dụng gì? Cây kim tiền được xem là loại cây có tác dụng đa dạng như làm cảnh, phong thủy, lọc không khí và điều trị các loại bệnh. Cùng tìm hiểu top 6+ lợi ích nổi bật mà cây kim tiền mang lại cho sức khỏe.
Cây kim tiền tốt cho hệ hô hấp
Theo nghiên cứu không khí sạch của NASA, cây kim tiền có tác dụng làm sạch không khí trong nhà bằng cách hấp thụ các chất ô nhiễm như xylen, toluen và CO2, giúp làm dịu và thanh lọc không khí.
Ngoài ra, cây kim tiền cung cấp một lượng lớn khí oxy tạo điều kiện cho quá trình hô hấp trở nên dễ dàng hơn và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của phổi.
Tác dụng cây kim tiền: Cải thiện lưu thông máu
Cây kim tiền không chỉ giúp tăng tỷ lệ oxy trong không khí, mà còn có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giúp duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống tuần hoàn máu.
Cây kim tiền có duy trì hệ tuần hoàn màu
Tăng cường trao đổi chất
Việc sử dụng chiết xuất từ cây kim tiền mang lại lợi ích đặc biệt cho việc tăng cường quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Đồng thời, nó còn hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại quá trình lão hóa và các vấn đề sức khỏe khác.
Cây kim tiền có tác dụng lợi tiểu
Cây kim tiền không chỉ có khả năng làm chậm quá trình giãn nở của sỏi, hỗ trợ lợi tiểu, mà còn được ứng dụng trong điều trị các rối loạn đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, và nước tiểu màu vàng sậm.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng loại bỏ cặn canxi từ cơ thể bằng cách giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Thảo dược này còn thúc đẩy bài tiết citrate qua nước tiểu, điều này tăng cường bài tiết oxalate và giảm sự hình thành canxi oxalat, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Xem thêm: 4 dấu hiệu mách bạn có vấn đề bàng quang
Giảm stress
Vì cây kim tiền cung cấp một lượng lớn oxy và làm sạch không khí, tạo ra một môi trường xung quanh ít ô nhiễm hơn. Điều này góp phần làm tạo điều kiện cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách hiệu quả.
Cây kim tiền có tác dụng gì?
Tác dụng cây kim tiền: Chống oxy hóa
Loại cây này cũng là tác nhân chống oxy hóa tốt nhờ vào việc chống lại các tế bào gốc tự do có trong không khí. Nớ còn có có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp làm giảm tình trạng sưng niệu quản.
Cách sử dụng cây kim tiền trị bệnh qua các bài thuốc hay
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa sỏi tiết niệu:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 40g kim tiền thảo khô, 20g mã đề, 12g ngưu tất, 8g kê nội kim, 12g trạch tá.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đem nấu với nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa sỏi đường mật:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g kim tiền thảo khô, 12g hoạt thạch, 20g rau má tươi, 8g nghệ tươi, 20g cỏ xước, 6g kê nội kim, 8g hải táo và 12g củ ấu.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi dùng sắc nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị bệnh trĩ:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 50 - 100g kim tiền thảo khô.
- Nấu lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.
Bài thuốc điều trị táo bón, tiểu buốt:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g kim tiền thảo 30g, 10g ô dược, 10g xa tiền tử, 12g ngưu tất, 10g đào nhân.
- Nấu lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.
Bài thuốc trị tiểu đục, đau rát
- Chuẩn bị nguyên liệu: 40g kim tiền thảo, 20g xa tiền thảo, 20g tỳ giải, 12g trạch tả, ngưu tất, 12g uất kim và 8g kê nội kim.
- Sắc lấy nước uống trong ngày có thể dùng để chữa sỏi tiết niệu khiến nước tiểu đục và đau.
Một số bài thuốc hay trị bệnh của cây kim tiền
Lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng cây kim tiền
Mặc dù cây kim tiền mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng loại thảo dược này, bạn nên lưu ý các điều sau:
- Không nên sử dụng với liều lượng quá nhiều để tránh gây ra tác dụng phụ như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu,…
- Không nên sử dụng thảo dược khi đang đói.
- Đối với bệnh nhân đang điều trị hoặc tiền sử bệnh dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa trước khi sử dụng.
- Đối với phụ nữ đang mang thai nếu muốn sử dụng cây kim tiền cần có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và có sự giám sát chặt chẽ bởi nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Ngoài việc bổ sung dược phẩm này vào chế độ hàng ngày, quan trọng là bạn cần kết hợp nó với một chế độ dinh dưỡng đa dạng để đạt được sự tăng cường sức khỏe toàn diện.
Cây kim tiền không chỉ được xem là một trong những loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí trong nhà mà nó còn là thảo dược có tác dụng điều trị một số bệnh liên quan đến hô hấp, thận, đường tiết niệu… Tuy nhiên, bạn cũng nên áp dụng theo hướng dẫn trên để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe của bạn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
- Những công dụng tuyệt vời của hạt óc chó đối với sức khỏe
- Những loại thực phẩm giàu canxi bổ sung cho cơ thể bạn nên biết
- Một số cách chế biến yến mạch dinh dưỡng đơn giản cho bữa sáng
- Cây húng chanh: Liều thuốc dân gian trị bệnh ho hiệu quả