Mọi người thường khuyên nhau rằng, hãy ngâm chân lá lốt để lưu thông khí huyết và có một giấc ngủ ngon. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như những lưu ý và cách ngâm chân lá lốt đúng qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1Lá lốt là gì? Thành phần các chất có trong lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Piperaceae (họ Hồ tiêu), thường được dùng như một loại rau thơm. Cây mọc hoang và phát triển tốt ở các tỉnh phía bắc.
Đặc điểm nhận dạng lá lốt:
- Thân thảo cao từ 30 đến 40cm, có nhiều đốt nhỏ, sống và phát triển ở môi trường râm mát.
- Lá đơn, tán rộng xòe to, mặt lá trên thường có màu nhạt hơn mặt dưới.
- Phiến lá có từ 5 đến 7 gân xanh.
- Hoa có màu trắng lâu tàn, mọc thành cụm ở nách lá.
- Quả mọng bên trong có hạt.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng tính ấm, quy kinh vị - tỳ - gan - mật. Chủ trị trong trường hợp mắc chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng điều trị rối loạn tiêu hóa, bệnh thận, đau đầu, đau răng, chảy mồ hôi.
Theo y học hiện đại, lá lốt cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, một số thành phần hóa học nổi bật có thể kể đến như: alkaloid, tinh dầu, beta-caryophyllene và benzylaxetat. Do có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học nên toàn bộ cây lá lốt đều được dùng làm dược liệu chế biến thuốc.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá lốt (phần ăn được) bao gồm:
- 86,5g nước
- 39 calo
- 4,3g chất đạm
- 5,4g carbohydrate
- 2.5g chất xơ
- Khoáng chất: 260mg canxi, 98mg magie, 980mg phospho, 598mg kali, 15mg natri, 4,1g sắt
- Vitamin: 34mg vitamin C, 4050μg beta-caroten[1]
Lá lốt có thân mềm cao khoảng 30cm, thường mọc ở nơi râm mát
2Ngâm chân lá lốt có tác dụng gì?
Điều trị viêm khớp, tim mạch
Ngâm chân với lá lốt không chỉ mang lại cảm giác thư giãn mà còn mang đến các tác dụng đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Phương pháp này giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giảm đau nhức và cải thiện mức độ lưu thông khí huyết. Nhờ đó, tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống nâng cao rõ rệt.
Ngâm chân lá lốt giúp làm giảm triệu chứng đau nhức do viêm khớp
Cải thiện sức khỏe giấc ngủ
Khi ngâm chân với lá lốt, bạn hãy kết hợp các bài tập massage nhẹ nhàng để kích thích các huyệt đạo trong lòng bàn chân. Điều này giúp đả thông kinh mạch và thúc đẩy tuần hoàn khí huyết.
Nhờ đó, tinh thần trở nên thư thái và thoải mái hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Một giấc ngủ chất lượng không chỉ mang lại tinh thần sảng khoái mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
Ngâm chân lá lốt kết hợp với massage giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Điều trị bệnh phong tê thấp
Ngâm chân bằng lá lốt có thể giúp điều trị phong tê thấp, một vấn đề phổ biến khiến nhiều người gặp phải tình trạng ra mồ hôi chân liên tục, thậm chí mồ hôi nhỏ giọt.
Theo y học cổ truyền, phong tê thấp xảy ra do ẩm và hàn. Trong khi đó, lá lốt có vị cay tính ấm. Vì vậy, khi ngâm chân với lá lốt, tính vị và nhiệt ấm sẽ giúp khu phong, trừ hàn, trừ thấp cho bệnh nhân bị phong thấp.
Theo y học hiện đại, thành phần alkaloid trong lá lốt có khả năng kháng viêm, giảm đau nhức cho người bệnh phong thấp.
Ngâm chân bằng lá lốt có thể hỗ trợ điều trị phong tê thấp
Lưu thông khí huyết
Ngâm chân với lá lốt và kết hợp một số bài massage nhẹ nhàng, giúp cảm nhận sự ấm áp và thư giãn đôi chân. Hơn nữa, các bài massage bấm huyệt sẽ kích thích các huyệt đạo ở gan bàn chân, khai thông kinh mạch, tương ứng với sự giãn nở của các mạch máu.
Nhờ đó, máu và khí sẽ lưu thông một cách trơn tru, dễ dàng. Điều này cũng giúp hạn chế tình trạng ứ huyết gây bầm tím, sưng tấy, viêm và đau.
Ngâm chân lá lốt kết hợp massage giúp đả thông kinh mạch, khai thông khí huyết
Điều trị hôi chân
Lá lốt có thành phần hoạt chất chính là alkaloid và tinh dầu. Chúng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, bao gồm cả các vi khuẩn gây ra hôi chân. Đây là lý do vì sao ngâm chân với lá lốt lại được xem là một phương pháp hữu hiệu trong điều trị hôi chân.
Lá lốt có tính chất kháng viêm, diệt khuẩn, giúp điều trị hôi chân hiệu quả
Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da chân, phù nề
Lá lốt có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, do đó, việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá lốt có thể ngăn chặn sự tăng trưởng và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh nấm da chân, đồng thời giúp giảm bớt tình trạng viêm phù nề.
Lá lốt có tác dụng sát trùng và tiêu viêm, giúp chữa bệnh nấm da chân, phù nề
3Cách ngâm chân bằng lá lốt hiệu quả tốt nhất
Ngâm chân bằng lá lốt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp lá lốt cùng một vài vị dược liệu khác khi ngâm chân để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngâm chân lá lốt và muối
Ngâm chân bằng lá lốt và muối là một phương pháp chăm sóc sức khỏe rất dễ thực hiện nhưng lại vô cùng hữu ích.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt rồi cho vào nồi.
- Thêm khoảng 1,5 lít nước rồi đun sôi, có thể thêm muối trong lúc nước đang sôi hoặc thêm vào trong quá trình ngâm chân.
- Đổ nước đã sôi ra chậu, đợi nước nguội hoặc cho thêm nước lạnh để nhanh nguội.
- Khi nước đã nguội, bắt đầu ngâm chân kết hợp với massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
- Kết thúc quá trình ngâm chân sau khoảng 10 - 15 phút.
- Lau khô chân.
Ngâm chân lá lốt với muối rất dễ thực hiện mà lại tốt cho sức khỏe
Ngâm chân lá lốt và gừng
Bạn có thể kết hợp lá lốt với gừng tươi để tăng hiệu quả làm ấm khi ngâm chân, đặc biệt là những người mắc phong tê thấp hoặc đang có vấn đề lở loét trên da.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và gừng, sau đó cắt gừng thành từng lát và cho vào nồi với 1,5 lít nước.
- Đun sôi khoảng 5 - 10 phút, tắt bếp và đổ nước ra chậu để nguội (có thể cho thêm nước lạnh để hạ nhiệt nhanh).
- Khi nước đã nguội, bạn có thể bắt đầu ngâm chân kết hợp massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
- Kết thúc quá trình ngâm chân sau khoảng 10 - 15 phút.
- Lau khô chân.
Kết hợp lá lốt với gừng tươi để tăng hiệu quả làm ấm khi ngâm chân
Ngâm chân bằng lá lốt với sả
Ngâm chân với lá lốt, sả và ngải cứu, có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm, đồng thời đem đến cảm giác thư thái cho tinh thần và giúp cải thiện giấc ngủ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 nhánh sả tươi, một vài nhánh lá lốt, một vài nhánh ngải cứu, 20g muối hạt.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, sả, ngải cứu, rồi cho vào nồi với 1,5 lít nước.
- Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
- Đổ nước sôi ra thau gỗ cho nguội (có thể thêm nước lạnh để hạ nhiệt độ nước ngâm chân xuống 40 độ).
- Tiến hành ngâm chân kết hợp với massage để tăng cường lưu thông khí huyết.
- Kết thúc quá trình ngâm chân sau khoảng 10 - 15 phút.
- Lau khô chân.
Ngâm chân với lá lốt, sả và ngải cứu, có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm
4Ai không nên ngâm chân bằng lá lốt?
Một số đối tượng đặc biệt không nên ngâm chân bằng lá lốt, cụ thể như sau:
- Người bị nhiệt miệng và táo bón có liên quan đến nóng trong người, mà lá lốt lại có vị cay tính ấm. Do đó, việc ngâm chân bằng lá lốt có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Người bệnh tiểu đường thường không cảm nhận được nhiệt độ một cách rõ ràng, do đó, họ dễ bị bỏng khi ngâm chân.
- Người bị phù chân và nhiễm trùng đường tiết niệu không nên ngâm chân.
- Người bị suy thận, suy tim khi gặp các kích thích ở chân (nhiệt độ, bấm huyệt), vùng phản xạ có thể phản ứng mạnh và khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
- Người bị bệnh thận có chân bị tổn thương như nhiễm trùng, loét và giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân ướt.
- Người bị bệnh tim mạch không nên để chân ướt, vì nước nóng làm giãn nở mao mạch và tăng tốc độ tuần hoàn. Điều này có thể tăng tải trọng lên tim và làm nặng thêm bệnh.
- Người huyết áp thấp không nên ngâm chân nước nóng quá lâu, vì có thể bị chóng mặt và tụt huyết áp.
- Phụ nữ mang thai cũng nên tránh ngâm chân bằng lá lốt để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi.
Người bị nóng trong người không nên ngâm chân bằng lá lốt
5Những lưu ý khi ngâm chân lá lốt
Nếu bạn muốn phương pháp ngâm chân bằng lá lốt đạt hiệu quả tốt nhất, hãy lưu ý một vài vấn đề sau:
- Nước ngâm chân phải ngập trên mắt cá chân 2cm, vì mắt cá chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo.
- Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp là 40 độ C.
- Không nên ngâm chân quá lâu, thời gian thích hợp là 15 - 20 phút.
- Không nên ngâm chân trước hoặc sau ăn 1 giờ.
- Lau khô chân ngay sau khi kết thúc quá trình ngâm chân, đặc biệt vào mùa đông cần thêm bước ủ ấm để tránh chênh lệch nhiệt độ đột ngột.
- Không ngâm chân khi chân có vết thương hở, vết loét hay nhiễm trùng.
- Kết hợp ăn uống lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe tổng quát, cải thiện hệ thống miễn dịch đẩy lùi bệnh tật.
Bạn cần lau khô chân ngay sau khi kết thúc quá trình ngâm chân
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng khi ngâm chân bằng lá lốt. Bạn hãy làm theo các chỉ dẫn trong bài viết để ngâm chân đúng cách giúp nâng cao hiệu quả tác dụng, bạn nhé!