Nổi cục máu bầm trong miệng không chỉ tạo cảm giác không thoải mái mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu về những nguyên nhân có thể khiến cho hiện tượng này xuất hiện và tại sao bạn nên chú ý đến nó.
Hiện tượng nổi cục máu bầm trong miệng
Thông thường, nổi cục máu đỏ, máu đen trong khoang miệng được các bác sĩ nhận định là tình trạng nhiệt miệng, viêm nha chu hoặc có thể là ung thư miệng. Hoặc đây cũng là một dạng u máu hình thành ở niêm mạc, có màu đỏ hoặc sẫm, dễ chảy máu và xuất hiện trên bề mặt.
Các chuyên gia nhận định nổi cục máu trong miệng là tình trạng không phổ biến thế nhưng chúng cũng không hiếm gặp. Các cục máu này ảnh hưởng đến việc ăn uống, cảm giác lấn cấn khó chịu, gây mất thẩm mỹ. Trong một số trường hợp cục máu bầm, máu đỏ trong khoang miệng nếu lành tính có thể biến mất. Trường hợp ác tính sẽ tiếp tục phát triển, gây nên những ảnh hưởng.
Thông thường, nguyên nhân nổi cục máu bầm hoặc máu đỏ trong khoang miệng có thể xuất phát từ những lý do như:
- Di truyền hoặc bẩm sinh đã có
- Những rối loạn của hệ miễn dịch
- Do viêm nhiễm các loại virus hoặc tiếp xúc với chất hóa học
- Chấn thương, các tai nạn
Một số trường hợp nữa có thể kể đến như tình trạng nhiệt miệng, mắc bệnh lý về viêm nha chu, viêm nướu….
Triệu chứng thường gặp khi nổi cục máu bầm trong miệng
Thông thường, triệu chứng nổi cục máu đen, máu đỏ trong khoang miệng có thể nhận biết đi kèm một số triệu chứng cơ bản như:
- Chảy máu vùng chân răng, nướu hoặc khoang miệng
- Vùng nướu sưng và đau nhức, có màu đỏ
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Cảm giác khó chịu khi ăn uống các thức ăn mặn, có gas
- Chảy máu chân răng khi súc miệng.
Nổi cục máu bầm trong miệng có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ nha khoa, đa phần những trường hợp nổi cục máu trong miệng sẽ không nguy hiểm và không có biến chứng hay ảnh hưởng nhiều. Đây là tình trạng u máu lành tính. Mặc dù không gây ra những biến chứng và ảnh hưởng nguy hiểm nhưng mỗi người cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Khi có dấu hiệu máu bầm xuất hiện trong khoang miệng, bạn có thể quan sát và chú ýt vị trí của chúng. Nếu sau khoảng thời gian lâu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện tình trạng đau đớn và lở loét, hãy nhanh chóng đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám, xem xét và có phương pháp cải thiện hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách điều trị khi nổi cục máu bầm trong miệng
Hầu hết những trường hợp nổi cục máu bầm, máu đen trong miệng sẽ không có nguy hiểm hoặc ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng này xuất hiện quá lâu, để hạn chế những lo âu cũng như biến chứng xấu, bạn có thể tham khảo những cách cải thiện cục máu bầm trong miệng tại nhà.
Các phương pháp cải thiện cục máu bầm trong miệng tại nhà
Để làm tan những cục máu bầm xuất hiện trong miệng, bạn có thể áp dụng những phương pháp súc miệng bằng các nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, muối, rau diếp cá.
Với trà xanh, dùng lá để đun sôi lấy nước. Sau đó súc miệng bằng lá trà xanh trong 3- 5 phút mỗi ngày, áp dụng thường xuyên sẽ thấy cục máu bầm không còn tồn tại.
Hoặc có thể súc miệng bằng nước muối, trong muối có tính kháng khuẩn không những làm sạch vi khuẩn mà còn hỗ trợ đánh tan cục máu bầm tồn tại.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bên cạnh những cách súc miệng bằng các nguyên liệu dân gian, khi cục máu bầm có trong khoang miệng, đây là môi trường cho vi khuẩn hiện diện. Do đó, mỗi ngày cần chú trọng vệ sinh răng đúng cách.
Chú ý đánh răng 2- 3 lần/ ngày, mỗi lần đánh răng nên sử dụng bàn chải mềm có lông dịu nhẹ, thao tác đánh răng kỹ và sạch sâu vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi vệ sinh cần súc miệng với nước muối hoặc dùng dung dịch vệ sinh miệng để có hơi thở thơm mát.
Hãy chắc chắn vùng nướu và khoang miệng luôn sạch để đảm bảo việc ngăn ngừa các vi khuẩn gây ảnh hưởng và tác động.
Điều trị nổi cục máu bầm ở nha khoa
Trường hợp sau một thời gian nổi cục máu bầm trong miệng không thể cải thiện được, bạn có thể tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xem xét nguyên nhân cũng như có phương pháp xử lý hiệu quả.
Những nổi cục máu bầm trong miệng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ những vấn đề đơn giản như tổn thương nhẹ đến những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe toàn diện.