Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài là một vị thần chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc ở trên trời. Vì vậy người ta tin rằng việc thờ cúng ông Thần Tài sẽ mang đến tài lộc, may mắn, phát đạt cho gia đình. Bàn thờ Thần Tài không phải là bàn thờ bắt buộc như bàn thờ gia tiên nhưng hầu hết các gia đình đều có. Đối với người kinh doanh, buôn bán thì bán thì bàn thờ Thần Tài là bàn thờ vô cùng quan trọng đối với họ, bởi nó có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hút tiền bạc, may mắn trong việc kinh doanh.
Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cách cúng Thần Tài để phát tài - phát lộc, những lưu ý khi cúng Thần Tài và cùng tìm hiểu thêm “ông Thần Tài thích ăn gì” nhé.
1. Ông Thần Tài là ai?
Theo quan niệm phương Đông thì ông Thần Tài là một vị thần sống trên Thiên đình, hằng ngày ông có nhiệm vụ là kiểm tra, cai quản tiền bạc và tài lộc của người dân ở nhân gian.
Ông là người rất thích uống rượu và có lần ông uống say và đã rơi xuống dương gian, ông vô tình đập đầu vào đá nên mất hết kí ức và không biết gì, không nhớ mình là ai.
Thần tài đi lang thang và bị người dân tưởng là người điên nên bị lột sạch hết mũ áo của ngài. Ông đi ăn xin lang thang khắp nơi, các quán đang ế ẩm cho Thần tài ăn thì sẽ có khách nườm nượp kéo tới, buôn bán đắt đỏ. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành để mời hậu đãi ngài và cũng thường xuyên tặng ngài quần áo, vật dụng.
Vào một lần ngài được tặng lại bộ quần áo năm xưa, ngài nhớ lại và quay về trời. Để tưởng nhớ ngài, dân chúng chọn ngày mùng 10 tháng Giêng để làm ngày Vía Thần Tài.
2. Ý nghĩa ngày cúng Thần Tài?
Hằng năm vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng và ngày mùng 10 tháng Giêng các gia đình thường sẽ làm lễ cúng ông Thần Tài. Với mong muốn, hy vọng sẽ mang lại sự bình an, có sức khỏe tốt, công việc làm ăn thuận lợi, có nhiều may mắn và nhiều tài lộc, của cải.
Đối với người kinh doanh hay làm ăn buôn bán thì việc thờ cúng ông Thần Tài có ý nghĩa rất lớn, nhằm mang lại sự buôn may bán đắt, thuận lợi trong công việc, giúp mang tới nhiều tài lộc nhất. Việc thờ cúng Thần Tài sẽ tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi gia đình và không bắt buộc.
Vào ngày vía Thần Tài ngoài việc mua vàng về cúng thì “Ông Thần Tài thích ăn gì” cũng được nhiều người quan tâm.
3. Ông Thần Tài thích ăn gì, cúng gì?
Ông Thần Tài thích ăn gì? Heo quay, vịt quay là món ông Thần Tài thích ăn nhất và đây được chọn là một trong các món không thể thiếu trong ngày cúng vía ông Thần Tài. Bởi, người ta cho rằng nếu cúng món ông thích nhất thì ông sẽ giúp phù hộ gia đình đó có nhiều của cải, sự may mắn, tài lộc.
Ngoài ra, vào ngày thường như mùng 1 hay rằm người ta thường cúng trái cây tươi, được lựa chọn cẩn thận và được rửa sạch sẽ trước khi đặt lên bàn thờ. Năm loại trái cây cúng Thần Tài để may mắn nhân đôi gồm:
- Táo: Tượng trưng cho sự yên bình, hòa hợp và đây là loại quả được ưa chuộng bởi màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành.
- Dứa: Trong tiếng Hán - dứa được phát âm nghe như “may mắn” đến theo cách của bạn” vì vậy đây là loại quả biểu tượng cho sự may mắn và giàu có.
- Cam: Là loại quả được ưa chuộng cúng trong các gia đình, đây cũng là loại quả gửi gắm sự cầu nguyện, thành công.
- Chuối: Mang ý nghĩa thu hút và cũng tượng trưng cho bàn tay Phật.
- Bưởi: Dùng bưởi để xin lộc con cái bởi trong tiếng Hán - bưởi được phát âm như là “con trai”.
Ngoài các món trên bạn còn có thể cúng các món khác như: rượu, cua biển… Bên cạnh đó, ông Thần Tài còn thích sự sạch sẽ vì vậy các gia chủ cần vệ sinh bàn thờ thường xuyên, để bàn thờ luôn được sạch sẽ, gọn gàng.
4. Cách cúng ông Thần Tài đúng nhất để phát tài - phát lộc
Cách thờ và đặt vị trí Thần Tài đúng vị trí sẽ giúp bạn mang về nhiều lộc và may mắn hơn. Bạn nên đặt bàn thờ ở vị trí sạch sẽ, hướng thẳng ra cửa để có thể đón tài lộc ở ngoài vào và không nên đặt ở vị trí tại chân cầu thang, nơi ẩm thấp, tối tăm.
Khi lập bàn thờ chúng ta nên liên tục thắp nhang trong 100 ngày để bàn thờ được tụ khí, mỗi ngày thắp 1 nén nhang. Luôn thắp đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như ánh sáng dẫn đường cho Thần Tài giáng xuống để chiếu cố gia chủ.
Ngoài cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng, người ta còn chọn mùng 10 (âm lịch) ngoài mùng 1 và ngày rằm hàng tháng để cúng Thần Tài. Những ngày rằm, mùng 1, lễ Tết nên thắp nhang nén theo hình chữ Thập.
Nên đốt hương vào 6h-7h sáng và tối mỗi lần 5 cây nhang vào mỗi lần cúng. Nên thay nước uống, nước trong bình hoa và nên thờ các món mà ông Thần Tài thích ăn.
Đối với mâm cúng Thần Tài thì cần phải chuẩn bị:
- Mâm cỗ mặn từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch.
- Mâm cỗ chay từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch.
- Cần có bình bông hoa cúc thọ, bộ tam sên, trái cây như là chuối chín vàng hoặc các món mặn như là heo quay món “ông Thần Tài thích ăn nhất”, 5 cây nhang, 5 chum rượu, 2 cây đèn cầy. Ngoài ra, vào ngày vía Thần Tài thì nên chuẩn bị thêm thuốc lá, gạo, muối hột, cùng một ít vàng để cúng.
- Tại một số nơi còn chuẩn bị thêm xôi, chè để cúng.
- Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn Thần Tài trước khi cúng.
5. Những điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài
Rất nhiều gia đình thờ cúng Thần Tài sai do vô tình hay hời hợt trong việc thờ Thần Tài, điều này làm cho tiền của chạy ra mà gia chủ không hề hay biết. Sau đây là một số điều lưu ý trong việc thờ cúng Thần Tài:
- Không nên để trẻ con hay súc vật nghịch phá bàn thờ.
- Trong khi cúng và sau khi cúng tuyệt đối không được chửi bậy, nói tục nên ăn mặc chỉnh tề và để cơ thể luôn sạch sẽ khi thờ cúng để thể hiện lòng thành kính.
- Gạo, muối cúng xong không được rải ra đường hay để lại dùng ăn. Còn rượu, nước thì nên đổ ở ngoài cổng theo hình chữ Nhị.
- Khi cúng cần chú tâm liền mạch, không phân tâm làm việc khác.
- Phải vệ sinh đồ vật trên bàn thờ sạch sẽ trước khi cúng như rửa trái cây, rửa ly nước, ly rượu…
Lưu ý cách bố trí bàn thờ:
- Tượng ông Thần Tài nên đặt bên trái, ngược lại tượng ông Thổ Địa nên đặt về phía bên phải.
- Nên chọn bát hương to, phù hợp với kích thước của bàn thờ, và đặt ở vị trí chính giữa.
- Lọ hoa thì nên đặt về phía bên tay phải, hoa để cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền, lay ơn.
- Còn đĩa trái cây nên đặt bên tay phải, và đặc biệt vào ngày vía Thần Tài hàng tháng thì nên chuẩn bị 5 loại quả khác nhau.
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách đặt Ông Địa, Thần Tài hợp phong thủy
- Tổng hợp 2 bài cúng thần tài chuẩn mang nhiều may mắn tài lộc
Bài viết trên đã giúp bạn tháo gỡ khúc mắc “ông Thần Tài thích ăn gì?”, cùng với như lưu ý, hướng dẫn để cúng Thần Tài nhận được nhiều may mắn, tài lộc. Hy vọng rằng, những thông tin đã chia sẻ sẽ giúp bạn chuẩn bị lễ cúng chu đáo và dễ dàng hơn!