Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho thấy sự khỏe mạnh và hoạt động trí tuệ hiệu quả của mỗi cá nhân. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn và quan tâm chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần nhé!
Sức khỏe tâm thần là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe tâm thần là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng.
Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần hay bất kỳ vấn đề gì về tinh thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này.
Sức khỏe tâm thần của một người bất kể tuổi tác, giới tính cũng quan trọng như sức khỏe thể chất của họ. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng là bệnh tật và có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.
Sức khỏe tâm thần của một người bất kể tuổi tác, giới tính cũng quan trọng như sức khỏe thể chất của họ
Dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần là một trong những lĩnh vực rất phức tạp, một số rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp như:
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực;
- Rối loạn trầm cảm dai dẳng;
- Rối loạn trầm cảm sau sinh;
- Rối loạn lo âu lan tỏa;
- Ám ảnh sợ xã hội;
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
- Rối loạn stress sau sang chấn;
- Tâm thần phân liệt;
- Rối loạn ăn uống.
Mỗi chứng rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ có các biểu hiện đặc trưng khác nhau, tuy nhiên một số dấu hiệu chung phổ biến có thể kể đến như:
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều;
- Trí nhớ giảm và khó tập trung;
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;
- Cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc;
- Bị trơ cảm xúc hoặc khó đồng cảm;
- Cảm thấy khó hòa nhập với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và rút lui khỏi các hoạt động xã hội;
- Không còn quan tâm tới các hoạt động, dù là hoạt động từng rất yêu thích;
- Cảm thấy bản thân không có giá trị, vô vọng, vô dụng, là một gánh nặng;
- Cảm thấy buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng liên tục trên 2 tuần;
- Cảm xúc thay đổi thất thường, dễ bị kích động, bộc phát cảm xúc;
- Vấn đề trong các mối quan hệ, có thể là mâu thuẫn, lạnh nhạt, xa cách;
- Liên tục có suy nghĩ hồi tưởng hoặc hành vi lặp đi lặp lại;
- Nghe hoặc nhìn thấy những thứ không thực sự tồn tại;
- Có ý nghĩ làm tổn thương, gây hại chính mình hoặc người khác;
- Cảm thấy khó thực hiện các hoạt động và công việc hàng ngày, tiêu biểu như kết quả học tập và hiệu quả công việc giảm sút mà không rõ lý do;
- Nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy.
Triệu chứng rối loạn này rất khó nhận thấy và đôi khi chính bản thân bạn không nhận ra, vì vậy đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào và nhờ sự giúp đỡ của người thân để phát hiện và can thiệp kịp thời.
Mỗi chứng rối loạn sức khỏe tâm thần sẽ có các biểu hiện đặc trưng khác nhau
Nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe tâm thần
Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây nên triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần như:
- Yếu tố di truyền: Bệnh xảy ra phổ biến ở nhóm đối tượng có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tâm thần;
- Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây hại như sử dụng rượu bia, chất kích thích, ma túy,…làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm thần. Ngoài ra, sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, vì vậy phụ nữ trong quá trình mang thai và nuôi con nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
- Yếu tố sinh học: Những sang chấn từ bên ngoài có thể dẫn tới bệnh tâm thần như chấn thương sọ não, có tiếp xúc với chất độc hại, virus,…
- Sự thay đổi trong cuộc sống: Áp lực trong cuộc sống hàng ngày, giáo dục học tập, công việc khiến cho tinh thần sa sút. Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ dẫn tới rối loạn tâm thần.
Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội góp phần gia tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn sức khỏe tinh thần.
Rối loạn sức khỏe tâm thần nếu không điều trị bằng thuốc và các liệu pháp phù hợp có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nguy cơ tử vong.
Hưởng ứng ngày sức khỏe tâm thần thế giới 10/10
Nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần và kêu gọi mọi người hãy chú trọng chăm sóc sức khỏe tâm thần, hàng năm tổ chức Y tế Thế Giới lấy ngày 10/10 là ngày “Ngày sức khỏe tâm thần thế giới”.
Ở Việt Nam vấn đề này không được chú trọng như sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng trẻ em, trẻ vị thành niên.
Hưởng ứng ngày sức khỏe tâm thần thế giới 10/10, hãy cùng Pharmacity truyền tải những thông tin hữu ích đến tất cả mọi người. Chăm sóc sức khỏe tâm thần, thể chất góp phần tạo nên một xã hội khỏe mạnh, ổn định và phát triển toàn diện hơn.
Bạn có thể xem thêm:
- Bệnh đậu mùa khỉ và những điều bạn cần biết
- Tác dụng tuyệt vời của nước ép cần tây và những điều cần lưu ý
- Nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiệt miệng, có nên dùng thuốc bôi nhiệt miệng không?