1. Tính trực quan
Tính trực quan là một yếu tố quan trọng trong thiết kế UI/UX. Giao diện người dùng của trang web hoặc ứng dụng phải được thiết kế sao cho dễ sử dụng và trực quan. Người dùng sẽ không muốn tìm kiếm quá nhiều để tìm ra thông tin hoặc tính năng mà họ đang cần. Do đó, bố cục, màu sắc và hình thức phải được thiết kế sao cho dễ đọc và dễ nhìn.
Các Designer cần cân nhắc tới hình ảnh, màu sắc, biểu tượng và đồ họa và các yếu tố khác. Bằng cách đảm bảo tính trực quan, designer có thể tăng tính tiện ích và giá trị của sản phẩm cho người dùng, giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và tăng sự hài lòng khi sử dụng.
2. Sự nhất quán
Để giúp người sử dụng tương tác hiệu quả với trang web hoặc ứng dụng, sự nhất quán là một trong những nguyên tắc thiết kế UI/UX quan trọng nhất. Sự nhất quán đảm bảo rằng các yếu tố trên giao diện người dùng được thiết kế theo cùng một phong cách, đồng nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng.
Nếu các yếu tố trên giao diện người dùng không nhất quán, người dùng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng trang web hoặc ứng dụng, và có thể gây ra sự bối rối và khó chịu. Điều này có thể dẫn đến việc họ không tiếp tục sử dụng và tìm kiếm các giải pháp khác.
3. Tính linh hoạt
Tính linh hoạt trong thiết kế UI/UX đề cập đến khả năng thích ứng và thay đổi để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dùng, màn hình và các thiết bị khác nhau.
Trong thiết kế UI, độ linh hoạt có thể được đạt được bằng cách sử dụng giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng và dễ hiểu. Hành động nên được phản hồi nhanh chóng và có kết quả trực quan để người dùng có được cảm giác kiểm soát.
Đối với UX, linh hoạt có thể được đạt được bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn cho người dùng để điều chỉnh trang web hoặc ứng dụng phù hợp với nhu cầu của họ. Chuyển cảnh nên được thực hiện một cách mượt mà, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. việc Chính vì vây, việc mở rộng tính linh hoạt trong thiết kế UI/UX là rất cần thiết trong nỗ lực nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng tính tương tác của trang web hay ứng dụng.
4. Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận trong thiết kế UI/UX là khả năng đảm bảo rằng tất cả người dùng (bao gồm cả những người có khuyết tật và khó khăn về thị giác) có thể truy cập và sử dụng sản phẩm của bạn một cách dễ dàng. Font chữ, kích thước, màu sắc và bố cục là các yếu tố có liên quan đến việc tăng tính tiếp cận của sản phẩm.
- Font chữ: Nên sử dụng font chữ dễ đọc, đơn giản và phù hợp với mục đích sử dụng. Việc sử dụng font chữ có kích thước quá nhỏ hoặc quá nhỏ cũng có thể gây khó khăn cho người dùng khi đọc thông tin trên sản phẩm.
- Kích thước: Kích thước của các yếu tố hiển thị trên sản phẩm phải được cân nhắc để đảm bảo rằng tất cả người dùng có thể đọc được thông tin mà không cần phải phóng to hay thu nhỏ.
- Màu sắc: Sử dụng màu sắc phù hợp và có độ tương phản cao giữa văn bản và nền để người dùng dễ nhận biết và đọc được nội dung.
- Bố cục: Thiết kế bố cục sản phẩm sao cho có tổ chức, rõ ràng và tránh sự phức tạp là cách tăng tính tiếp cận của sản phẩm đối với người dùng.
Các yếu tố này sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tiếp cận của trang web hoặc ứng dụng của bạn.
5. Tập trung vào trải nghiệm người dùng
Tập trung vào trải nghiệm người dùng là một nguyên tắc thiết kế UI/UX quan trọng để đảm bảo sản phẩm có được sự tiếp nhận và sử dụng tốt nhất từ phía người dùng. Để đạt được điều này, khi thiết kế, Designer cần đặt mình vào vị trí của người dùng và suy nghĩ về các trải nghiệm mà họ muốn trải qua nhằm hiểu rõ hơn về nhu cầu, thói quen và mong muốn của họ. Từ đó, sẽ có thể tạo ra một trang web hoặc ứng dụng hiệu quả hơn cho người dùng.
6. Sự quen thuộc trong thiết kế
Sự quen thuộc trong thiết kế UI/UX giúp sản phẩm dễ sử dụng hơn do người dùng đã có kinh nghiệm với những giao diện tương tự trước đó. Việc sử dụng những giao diện tương tự giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu về cách sử dụng trang web hoặc ứng dụng mới mà họ chưa từng sử dụng trước đó.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều yếu tố quen thuộc cũng có thể làm cho sản phẩm trở nên đơn điệu và giảm tính đột phá của nó. Do đó, cần cân nhắc sử dụng sự quen thuộc một cách hợp lý để tạo nên trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
Hy vọng với những nguyên tắc thiết kế UI/UX trong bài viết đã giúp các UI/UX Designer có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cho các sản phẩm của mình, từ đó tăng sự tương tác và thành công cho doanh nghiệp.