Hiện nay, vacxin cúm từ Hà Lan và Pháp được nhiều người lựa chọn vì xuất xứ từ các doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu thế giới. Vì vậy, không ít người thắc mắc nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Vì sao cần tiêm vacxin cúm?
Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính tại đường hô hấp. Bệnh gây ra các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, sổ mũi, đau cơ,... thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể diễn biến nặng hơn và đe dọa đến tính mạng. Do đó, tiêm vacxin cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh cúm lên đến 70 - 90%.
Các loại vacxin cúm phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng 4 loại sản phẩm vacxin đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn gồm:
- Vacxin cúm Ivacflu S phòng ngừa 3 chúng cúm gồm 2 chủng cúm A (H3N2 và H1N1) và 1 chủng cúm B (Victoria hoặc Yamagata), xuất xứ tại Việt Nam.
- Vacxin cúm Vaxigrip Tetra phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria), xuất xứ tại Sanofi Pasteur Pháp.
- Vacxin cúm GCFlu Quadrivalent phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Victoria và Yamagata), xuất xứ tại Hàn Quốc.
- Vacxin cúm Influvac Tetra phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria), xuất xứ tại hãng dược phẩm Abbott Hà Lan.
Những điều cần biết về vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan
Đối tượng có thể tiêm vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan
Vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan được chỉ định dành cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi và người lớn.
Phác đồ tiêm vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan
Trẻ chưa tiêm vacxin cúm từ 6 tháng đến 9 tuổi:
- Mũi 1: Mũi tiêm vacxin lần đầu.
- Mũi 2: Cách tối thiểu 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.
Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn:
Tiêm duy nhất một mũi, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.
Những điều cần biết về vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp
Đối tượng có thể tiêm vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp
Vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Phác đồ tiêm vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp
Trẻ chưa tiêm vacxin cúm từ 6 tháng đến 9 tuổi:
- Mũi 1: Mũi tiêm vacxin lần đầu.
- Mũi 2: Cách tối thiểu 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.
Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn:
Tiêm duy nhất một mũi, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.
Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, người dân có thể tiêm chủng các loại vacxin đã được kiểm nghiệm và chứng minh an toàn. Không nên ưu tiên loại vacxin nào tốt hơn loại vacxin nào. Điều quan trọng là bạn cần tiêm vacxin cúm đúng theo phác đồ và nhắc lại vào mỗi năm.
Vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan và vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp đều có tác dụng chống lại 4 chủng cúm phổ biến nhất hiện nay. Do đó, tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan đều đem lại tác dụng như nhau.
Khi nào nên tiêm ngừa vacxin cúm?
Bạn có thể tiêm vacxin ngừa cúm vào mọi thời điểm trong năm theo lịch tiêm định kỳ với các vacxin hiện hành. Sau khi tiêm ngừa, bạn sẽ được bảo vệ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm lên đến 90%.
Thời điểm tiêm vacxin cúm tốt nhất là trước mùa dịch cúm từ 2 - 4 tuần. Tại Việt Nam, dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào tháng 7 và tháng 11. Vào mùa đông và mùa xuân năm sau, dịch cúm có thể bùng phát mạnh hơn.
Các lưu ý khi tiêm phòng vacxin cúm
Những ai nên tiêm vacxin cúm?
Những đối tượng dưới đây nên tiêm ngừa vacxin phòng chống bệnh cúm:
- Trẻ em từ trên 6 tháng tuổi;
- Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi sử dụng aspirin trong thời gian dài;
- Người lớn trên 50 tuổi;
- Người mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, thận;
- Người mắc các bệnh như: Hen suyễn, nhiễm HIV, tiểu đường;
- Người được ghép tạng;
- Phụ nữ đang mang thai;
- Người có nguy cơ mắc bệnh cúm cao.
Những ai không nên tiêm vacxin cúm?
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi;
- Người quá mẫn cảm với thành phần của vacxin;
- Người bị sốt vừa đến sốt cao, người bị bệnh cấp tính được chỉ định hoãn tiêm vacxin.
Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm
Sau khi tiêm vacxin, người bệnh có thể có các phản ứng sau tiêm như: Đau sưng vùng tiêm, cơ thể mệt mỏi, sốt, đau đầu,... Các phản ứng trên rất phổ biến và xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với vacxin. Do đó, các phản ứng này sẽ không kéo dài và có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp về chi phí, lịch tiêm, các gói tiêm chủng, tìm hiểu nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan,... vui lòng liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ ngay với Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây để rút ngắn thời gian làm thủ tục tiêm chủng.