Kỹ thuật chế biến món ăn ngày càng được nhiều người lựa chọn học tập bài bản, có bằng cấp tại các trường chuyên nghiệp bởi sự yêu cầu rất cao của thực khách cũng như tiêu chí chuyên nghiệp bởi các nhà hàng, khách sạn quốc tế. Vậy ngành Kỹ thuật chế biến món ăn đào tạo những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được đào tạo bài bản tại các trường về dịch vụ
Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn là gì?
Kỹ thuật chế biến món ăn là ngành học về kỹ thuật cùng hệ thống kiến thức về ẩm thực, kỹ năng nghiệp vụ. Đây là chuyên ngành đào tạo ra những đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ trong mọi căn bếp hiện đại như Bếp Việt, Bếp Âu, Bếp Á, Bếp Bánh và tại mọi khu vực quần thể du lịch sang trọng nhất.
Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, cử nhân có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để trực tiếp chế biến các món ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, chuẩn vị và đẹp về cảm quan.
Ngoài ra, sinh viên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn còn được cung cấp hệ thống kiến thức bổ trợ về kinh doanh, tâm lý thực khách, tổ chức tiệc, quản lý nhân sự. Những kiến thức, kỹ năng này giúp cử nhân có thể tự chủ kinh doanh riêng hoặc thăng tiến lên những vị trí quản lý tại các nhà hàng - khách sạn mọi quy mô.
Phân biệt ngành Kỹ thuật chế biến món ăn và Khoa học chế biến món ăn
Tuy tên gọi gần tương tự nhưng “Kỹ thuật” và “Khoa học” chế biến món ăn là hai ngành riêng biệt:
Ngành Khoa học chế biến món ăn
Ngành Khoa học chế biến món ăn được giảng dạy ở bậc đại học với mục tiêu đào tạo ra đội ngũ cử nhân có năng lực trong các nhiệm vụ: Đánh giá, nghiên cứu, phát triển món ăn mới, xây dựng - vận hành - phát triển bộ phận hay cơ sở kinh doanh ẩm thực.
Cử nhân tốt nghiệp ngành Khoa học chế biến món ăn có thể đảm nhiệm các vị trí làm việc như:
- Nhân viên bộ phận phát triển sản phẩm tại các cơ sở chế biến, sản xuất thực phẩm
- Chuyên viên nghiên cứu, phát triển món ăn mới tại các bếp ăn thử nghiệm, trung tâm nghiên cứu ẩm thực
- Giảng dạy về ẩm thực, nấu ăn tại các đơn vị giáo dục có ngành học này
- Khởi nghiệp về lĩnh vực ẩm thực
Bên cạnh đó, cử nhân ngành Khoa học chế biến món ăn cũng có thể làm việc như một người đầu bếp tại các cơ sở quán ăn nhà hàng - khách sạn.
Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tập trung vào những kỹ thuật bậc cao, giúp người học rút ngắn được thời gian học tập các module về nghiên cứu. Đây là ngành học định hướng ứng dụng, hướng tới cử nhân tốt nghiệp có thể làm việc tương đối “chắc tay" ngay tại các nhà hàng, và đồng thời có đầy đủ năng lực về sắp xếp nhân sự, nguyên vật liệu và quản lý.
Tuyển sinh ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại Việt Nam
Mã ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được tuyển sinh hàng năm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp với mã ngành như sau:
- Hệ cao đẳng: Mã ngành 6810207
- Hệ trung cấp: Mã ngành 5810207
Các trường đào tạo Kỹ thuật chế biến món ăn
Các trường cao đẳng:
- Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
- Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội
- Trường Cao đẳng Nấu ăn Hà Nội
Các trường Trung cấp
- Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội
- Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa
- Trường Trung cấp nghề nấu ăn - Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội
Khối xét tuyển và phương thức tuyển sinh ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
Với hệ cao đẳng và Trung cấp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, các trường đào tạo tuyển sinh kết hợp hai hình thức xét tuyển: Điểm thi Trung học phổ thông (THPT) và học bạ THPT. Các tổ hợp bộ môn được áp dụng xét tuyển bao gồm:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- B00: Toán, Vật Lý, Sinh học
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Với hệ cao đẳng, thí sinh dự tuyển cần tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Còn với hệ trung cấp, các trường đào tạo có nhiều kỳ tuyển sinh trong năm và nhiều đối tượng có cơ hội theo học, đó là: Thí sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, thí sinh tốt nghiệp THPT, người đã có một bằng Trung cấp/Cao đẳng/Đại học muốn học văn bằng 2.
Chương trình học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
Khung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tiêu chuẩn ở các trường cao đẳng, trung cấp có sự điều chỉnh tăng - giảm số giờ học tùy theo định hướng của từng trường, nhưng đều cần đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản dưới đây:
- Các môn học đại cương: Khối kiến thức cơ bản nhất về chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh, ngoại ngữ
- Các học phần kỹ thuật cơ sở: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản thực phẩm hạch toán, định mức, xây dựng thực đơn, thực phẩm - sinh lý dinh dưỡng, tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp, văn hóa ẩm thực, nghiệp vụ phục vụ nhà hàng.
- Các môn học cơ sở ngành: Quản trị tác nghiệp, Lý thuyết chế biến
- Kiến thức chuyên ngành: Thực hành chế biến món ăn Việt, Á, Âu, món tráng miệng, món chay; kỹ thuật cắt tỉa và trang trí tiệc, Tiếng Anh chuyên ngành chế biến; kỹ thuật pha chế đồ uống, bảo vệ môi trường và an toàn trong nhà hàng.
Chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
Cử nhân hay người học tốt nghiệp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn đạt chuẩn đầu ra với đầy đủ các tiêu chí:
- Người học nắm vững kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác
- Thực hành chế biến được các món ăn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm), đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế.
- Có đủ năng lực tổ chức lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật bộ phận bếp, có khả năng kiểm soát sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm.
- Nắm chắc và ứng dụng linh hoạt văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, nghiệp vụ chế biến món âu, á, bánh và món ăn tráng miệng.
Học Kỹ thuật chế biến món ăn ra trường làm gì? Ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở với mở tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn mọi quy mô với những danh mục công việc cơ bản như:
- Phụ bếp, nhân viên pha chế (khi chưa có nhiều kinh nghiệm)
- Đầu bếp tại các nhà hàng, quán ăn, Á (Hàn, Nhật, Trung, Việt,...), Âu hay tiệm bánh.
- Thăng chức lên với các cấp bậc quản lý tại các đơn vị nhà hàng, khách sạn
- Tự chủ kinh doanh với quán ăn, nhà hàng của riêng mình
Mức lương dành cho cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn
Tùy theo năng lực, kinh nghiệm, tay nghề và vị trí làm việc mà cử nhân ngành Kỹ thuật chế biến món ăn nhận những mức lương khác nhau, trong đó dao động với những con số dưới đây:
- Đầu bếp mới tốt nghiệp : 7 - 8 triệu đồng/tháng
- Đầu bếp cứng: 9 - 12 triệu đồng/tháng
- Bếp phó: 14 - 16 triệu đồng/tháng
- Bếp trưởng - Nhóm trưởng: 15 - 20 triệu đồng/tháng
Ngoài ra, nếu làm việc tại các nhà hàng đẳng cấp, khách sạn quốc tế thì mức lương sẽ còn cao hơn. Bên cạnh đó, người đầu bếp còn có thể nhận được những khoảng tiền “service charge” hay “tip”, giúp gia tăng thêm đáng kể về thu nhập. Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn là gì và ra trường làm việc tại đâu? - Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có câu trả lời đầy đủ. Chúc các bạn thành công với công việc ngành ẩm thực đầy tiềm năng và đặc biệt là tạo nên những tác phẩm món ăn xuất sắc được thực khách hài lòng tại mỗi căn bếp đã ghé qua.